Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập tỉnh Hà Giang và 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Hà Giang
TCCS - Ngày 8-12-2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập tỉnh Hà Giang (20-8-1891 - 20-8-2021), 30 năm tái lập tỉnh (1-10-1991 - 1-10-2021) và 60 năm Bác Hồ về thăm Hà Giang (26-27-3-1961) nhằm ôn lại những truyền thống lịch sử vẻ vang, hào hùng của quê hương Hà Giang cách mạng nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc; thăm và tặng quà gia đình người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo trên địa bàn xã Việt Vinh (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).
Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài và đại diện các bộ, ngành Trung ương và địa phương.
Chặng đường 130 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh đến nay, tỉnh Hà Giang đã đạt được nhiều thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực. Hình ảnh mảnh đất, con người Hà Giang luôn ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
Giai đoạn 2015 đến nay, kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá. Tốc độ tăng tổng sản phẩm bình quân đạt 6,8%. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, 100% các thôn bản có đường đi được xe cơ giới đến trung tâm. 100% dân số đô thị, 94,4% hộ dân ở nông thôn được sử dụng điện. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia 42%. Tỷ lệ xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế 100%, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 98,5%. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ, có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, cách làm sáng tạo. Văn hóa truyền thống các dân tộc được bảo tồn và phát huy; công tác giảm nghèo thu được nhiều kết quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh năm 2021 còn 18,54%.
Ngày 26-3-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Trung ương Đảng và Chính phủ đến thăm tỉnh Hà Giang. Gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, đồng bào các dân tộc trong tỉnh, Người không chỉ dành tình cảm thắm thiết và ân cần hỏi thăm đồng bào và cán bộ các dân tộc, hỏi thăm bộ đội, công an và dân quân, các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng, mà còn khen ngợi những thành tích vẻ vang trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu thời kỳ kháng chiến, những cố gắng và tiến bộ về nhiều mặt của tỉnh Hà Giang từ ngày hòa bình lập lại (1954 - 1961) và dặn dò các tầng lớp nhân dân nỗ lực phấn đấu để hoàn thành những nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới của tỉnh nhà và đóng góp vào sự nghiệp cách mạng chung cả nước. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang luôn khắc sâu và thực hiện tốt tám lời căn dặn của Bác. Mỗi lời nói, căn dặn trong bài nói của Bác đã trở thành nguồn động lực tinh thần vô cùng to lớn, truyền cảm hứng cách mạng, thôi thúc cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang trên hành trình thực hiện khát vọng ấm no, hạnh phúc.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vui mừng chứng kiến sự phát triển, đổi thay của Hà Giang, cùng với cả nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã kiên cường đấu tranh giải phóng dân tộc, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân, chống lại các thế lực ngoại xâm, chiến đấu với sự khắc nghiệt của thiên tai.
Theo Chủ tịch nước, lịch sử 130 năm của Hà Giang đã tô thắm thêm tinh thần yêu nước nồng nàn, sự đoàn kết gắn bó keo sơn, kiên cường, dũng cảm sáng tạo, là minh chứng cho ý chí sắt đá của những người con sống nghìn đời trên cao nguyên đá Hà Giang, Đồng Văn, một kiến tạo địa chất tuyệt vời của Trái đất. Mặc dù nhiều khó khăn, vất vả, bất lợi, chia cắt về địa hình, điều kiện giao thương, hạ tầng kinh tế - xã hội nghèo nàn, nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí chưa cao,... nhưng với tinh thần "khó khăn gấp đôi phải cố gắng gấp ba", Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc của Hà Giang đã phát huy truyền thống đoàn kết, chủ động, sáng tạo, vượt khó đi lên và dành được thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Dù nền tảng, động lực phát triển kinh tế chưa mạnh, nhưng kinh tế Hà Giang vẫn tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích cực, năng suất lao động tăng lên, hiệu quả trong sản xuất cải thiện,...
Cùng với kinh tế, đời sống văn hóa và tinh thần của người dân nhiều tiến bộ; nhiều thành tựu về giáo dục, y tế, chính sách phúc lợi của nhân dân được tăng cường, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo bền vững. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, đó không chỉ giảm nghèo về thu nhập, mà còn giảm "nghèo" về tri thức, văn hóa tinh thần. Đặc biệt, trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19 vừa qua, Đảng bộ, chính quyền đã thực hiện tốt quan điểm "không để ai bị bỏ lại phía sau". Bên cạnh đó, lãnh thổ, biên giới quốc gia được giữ vững, hệ thống chính trị, khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố. Chủ tịch nước mong muốn Hà Giang phát huy những mặt tích cực để có những thành quả to lớn hơn trong thời gian tới.
Chủ tịch nước nêu lại các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra: "Xây dựng Hà Giang là tỉnh phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp; đến năm 2030 là tỉnh khá trong khu vực trung du miền núi phía Bắc; đến năm 2045 là tỉnh trung bình khá của cả nước". Từ đó, Chủ tịch nước lưu ý, để phát triển kinh tế trước hết năng lực của đội ngũ cán bộ phải được tăng cường, nâng cao. Bên cạnh đó, với tỉnh có nhiều điều kiện đặc thù như Hà Giang thì chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, tỉnh phải có chính sách an sinh, có giải pháp giảm nghèo, tăng cường đầu tư cho giáo dục, y tế, phúc lợi cho người dân; trong đó cần thiết kế các chính sách đặc thù, vừa hỗ trợ, vừa thúc đẩy tinh thần tự lực vươn lên của người dân.
Nhấn mạnh vai trò của giáo dục, nâng cao dân trí, Chủ tịch nước cho rằng, Hà Giang cần thúc đẩy chính sách giáo dục, coi đây là chìa khóa tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong phát triển; cần thay đổi cơ bản chất lượng giáo dục, chú trọng xây dựng đội ngũ nhà giáo có kiến thức, có tâm huyết. "Giáo dục thành đầu tàu kéo kinh tế - xã hội tăng tốc. Giáo dục là mũi tiến công chủ lực để thay đổi Hà Giang, giúp người dân tiếp cận kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, nâng cao năng lực tự học hỏi, phát huy hiệu quả tinh thần tự lực, tự cường", Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Hà Giang cần tìm kiếm mô hình tăng trưởng kinh tế mới trên cơ sở phát huy các tiềm năng, lợi thế riêng có, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, huy động các nguồn lực đầu tư. Tỉnh phát huy vai trò, sự lan tỏa, hiệu quả của các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách; ưu tiên nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng, đầu tư cho các ngành có lợi thế, chủ lực, các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, dược liệu gắn với chế biến sâu, tại chỗ để nâng cao giá trị gia tăng.
Hà Giang thực hiện hiệu quả việc phát triển toàn diện đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số, miền núi; trong đó quan tâm đến các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững. Chủ tịch nước nhấn mạnh Hà Giang phấn đấu "sống trên đá, thoát nghèo trên đá và tiến tới làm giàu trên đá". Đồng thời, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện; tập trung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân; nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, đấu tranh, làm thất bại các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo đảm an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn, an ninh biên giới, an ninh phi truyền thống,..
Tỉnh quan tâm bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường. Xây dựng mỗi dự án, chương trình phát triển kinh tế phải đánh giá nghiêm túc tác động môi trường, giữ rừng, trồng rừng, chương trình phát triển cây xanh. Về bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc, Chủ tịch nước cho rằng, Hà Giang có bản sắc văn hóa dân tộc đa dạng, đây là lợi thế cạnh tranh trong phát triển du lịch. Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển.
Trước đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đã dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên; dâng hoa tưởng niệm tại Tượng đài Bác Hồ trong khuôn viên của Tỉnh ủy Hà Giang.
Trong chuyến công tác tại Hà Giang dự lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đã đến thăm và tặng quà gia đình người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo trên địa bàn xã Việt Vinh (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) được hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố.
Cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đã tới thăm, làm việc với Công an tỉnh Hà Giang. Chủ tịch nước ghi nhận, biểu dương những kết quả, thành tích của Công an tỉnh Hà Giang trong thời gian qua. Với đặc thù là tỉnh vùng cao, biên giới, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, song với ý chí vươn lên, lực lượng công an toàn tỉnh đã tiến bộ không ngừng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chủ quyền an ninh biên giới quốc gia được giữ vững, an ninh chính trị ổn định, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triển của địa phương. Chủ tịch nước mong muốn trong thời gian tới, toàn lực lượng tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ, công tác công an, tạo môi trường thuận lợi và an toàn cho người dân, khách du lịch và các nhà đầu tư đến với tỉnh nhà./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên họp thứ nhất Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026  (08/12/2021)
Không ngừng vun đắp và phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Lào  (07/12/2021)
Chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc  (02/12/2021)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Liên bang Thụy Sĩ  (27/11/2021)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam