Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học viện Chính trị khu vực I
TCCS - Nhân kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 - 20-11-2021), ngày 18-11-2021, tại Hà Nội, Đoàn Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản do đồng chí PGS, TS. Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập làm trưởng đoàn đến tặng hoa và chúc mừng các thầy, cô, ban lãnh đạo Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Khoa Khoa học Chính trị (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) và Học viện Chính trị khu vực I.
Đến thăm và chúc mừng các thầy, cô giáo, lãnh đạo Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Khoa Khoa học Chính trị (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) và Học viện Chính trị khu vực I, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, thay mặt lãnh đạo Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, PGS, TS. Nguyễn Ngọc Hà gửi lời thăm hỏi, chúc mừng tốt đẹp đến tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Bày tỏ sự vui mừng trước những tình cảm của Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản dành tặng, lãnh đạo Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Khoa Khoa học Chính trị và Học viện Chính trị khu vực I khẳng định, Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, có vị trí đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu, truyền bá, hướng dẫn, giáo dục lý luận chính trị. Những bài viết đăng trên Tạp chí là nguồn tài liệu nghiên cứu, học tập rất quan trọng, bổ ích đối với đông đảo cán bộ, giảng viên, học viên của các trường đại học, các học viện hiện nay.
Ngày 10-12-1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký Nghị định số 97/CP về việc thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, được xây dựng trên cơ sở các đơn vị đào tạo, nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tháng 9-1995, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chính thức được thành lập, trở thành đơn vị độc lập nằm trong Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện nay, nhà trường với quy mô gần 20 khoa, đang đào tạo 13.000 sinh viên các hệ, trong đó có 3.100 học viên cao học và 292 nghiên cứu sinh. Số lượng cán bộ, giảng viên là 500 người, trong đó có 15 giáo sư, 94 phó giáo sư, 168 tiến sĩ khoa học và tiến sĩ, 192 thạc sĩ.
Tiếp Đoàn Tạp Chí Cộng sản, GS, TS. Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vui mừng và cảm ơn những tình cảm tốt đẹp mà Tạp chí đã dành cho trường. Mong muốn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Tạp chí Cộng sản có những chương trình hợp tác chuyên môn hiệu quả trong thời gian tới.
Vui mừng đón đoàn của Tạp chí Cộng sản, PGS, TS. Đặng Thị Thu Hương, Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông chia sẻ, Viện được sáp nhập từ Khoa Báo chí và Truyền thông với Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông. Hiện nay, viện có đội ngũ giảng viên đa phần được đào tạo từ nước ngoài nên cách nhìn về báo chí và truyền thông mang tính hội nhập. PGS, TS. Đặng Thị Thu Hương mong muốn thời gian tới, Viện sẽ có những sự hợp tác chặt chẽ hơn với các đơn vị chuyên môn của Tạp chí trong công tác nghiên cứu khoa học truyền thông và công tác đào tạo.
Tiếp Đoàn Tạp chí Cộng sản, PGS, TS. Phạm Quốc Thành, Trưởng Khoa Khoa học Chính trị chia sẻ, hiện nay, khoa có đội ngũ cán bộ mạnh, đang đào tạo 250 sinh viên, 61 nghiên cứu sinh… PGS, TS. Phạm Quốc Thành mong muốn có thêm nhiều cơ hội hơn để chia sẻ thông tin, trao đổi khoa học với Tạp chí Cộng sản nhằm phục vụ cho công tác đào tạo tốt hơn.
PGS, TS. Nguyễn Ngọc Hà đánh giá, Khoa Khoa học Chính trị là một trong những cái nôi đào tạo cán bộ chuyên sâu về khoa học chính trị, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các cơ quan trong hệ thống chính trị. Các đơn vị chuyên môn của Tạp chí Cộng sản mong muốn có sự trao đổi thông tin và hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn nữa với khoa trong thời gian tới.
Tiếp Đoàn Tạp chí Cộng sản, đại diện Học viện Chính trị khu vực I gửi lời cảm ơn chân thành đến các thành viên trong đoàn nói riêng và Tạp chí Cộng sản nói chung vì những tình cảm mà Tạp chí dành cho các giáo viên, giảng viên của Học viện. Học viện Chính trị khu vực I trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập ở khu vực phía Bắc theo sự phân công, phân cấp của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; nghiên cứu khoa học lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý; khoa học giáo dục và phương pháp dạy, học trong trường Đảng... Học viện mong muốn sẽ có sự phối hợp công tác ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn với Tạp chí Cộng sản trong thời gian tới./.
Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 một số trường, học viện  (15/11/2021)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11  (15/11/2021)
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng sự nghiệp đổi mới, ngọn cờ dẫn dắt đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc  (13/11/2021)
Xây dựng Đảng bộ Học viện Chính trị trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới  (10/11/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển