Lễ công bố nghị quyết về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp
TCCS - Ngày 1-10-2021, tại nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp và phiên họp thứ nhất Hội đồng Khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cùng tham dự có đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải, Thượng tướng Trần Quang Phương.
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng Viện Nghiên cứu lập pháp đã có khung khổ pháp lý mới để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Viện, một thiết chế hết sức quan trọng, có tính chất đặc thù; chúc mừng Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Hội đồng Khoa học của nhiệm kỳ mới.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, cách đây 13 năm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, nay là Tổng Bí thư đã ký nghị quyết thành lập Viện Nghiên cứu lập pháp với tư duy và tầm nhìn xa, hình thành thiết chế hỗ trợ Quốc hội trong công tác lập pháp, một trong những chức năng cơ bản nhất của Quốc hội theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Sau 13 năm, Viện Nghiên cứu lập pháp đã đạt được những kết quả rất khả quan. Đến nay càng cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục kiện toàn, bổ sung chức năng, nhiệm vụ; tinh gọn hơn nữa bộ máy nhưng nâng cao hơn nữa năng lực và hiệu quả hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp. Viện được cơ cấu lại, giảm từ 19 phòng còn 5 phòng; gắn giữa nghiên cứu với thông tin khoa học.
Thời gian tới, với khung khổ pháp lý mới, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ kỳ vọng Viện Nghiên cứu lập pháp sẽ có cải thiện năng lực hoạt động. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp thuộc Viện Nghiên cứu lập pháp sẽ trở thành tạp chí khoa học hàng đầu trong lĩnh vực khoa học pháp lý.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc ban hành nghị quyết này là một trong những thành quả đầu tiên khi Quốc hội khóa XV thực hiện nghị quyết của Đảng đoàn Quốc hội về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết 161/2021/QH14, của Quốc hội khóa XIV, về tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Hơn 75 năm qua, Quốc hội đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đóng góp thiết thực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, yêu cầu của Đảng, Nhà nước, đòi hỏi của cử tri và nhân dân bắt buộc Quốc hội phải tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa hiệu quả, chất lượng hoạt động. Vì vậy, chương trình hành động có hơn 100 đề án, nhiệm vụ, kế hoạch rất cụ thể, trong đó có đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp.
Đánh giá cao những kết quả mà Viện Nghiên cứu lập pháp đã đạt được, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Viện Nghiên cứu lập pháp tiếp tục phối hợp với Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội tiếp tục cho ý kiến vào các dự án luật, dự thảo nghị quyết; tổ chức hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến chuyên gia về các dự án luật, dự thảo nghị quyết.
Về một số nhiệm vụ trước mắt, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội và tổ chức đảng cơ sở Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức quán triệt việc phân công chức năng, nhiệm vụ để thấy rõ hơn tính chất hoạt động, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những việc làm còn hạn chế. Căn cứ nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp kịp thời ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc, củng cố bộ máy bên trong của các đơn vị trực thuộc; đề xuất kiện toàn nhân sự. Chủ tịch Quốc hội khuyến khích Viện Nghiên cứu lập pháp hình thành mạng lưới cộng tác viên là các chuyên gia, nhà khoa học, góp phần thành lập mạng lưới sáng kiến Quốc hội; tiến tới tham gia tích cực vào Diễn đàn kinh tế, xã hội thường niên.
Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Văn phòng Quốc hội sớm xây dựng quy chế tài chính cho Viện Nghiên cứu lập pháp, bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất khác để Viện sớm thực hiện công tác chuyên môn và bảo đảm chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Viện. Viện cần tập trung nghiên cứu, triển khai có hiệu quả công tác chuyên môn, tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động xây dựng chuyên đề của Đảng đoàn Quốc hội đã được phân công theo chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Viện về nghiên cứu khoa học và tổ chức thông tin khoa học, xuất bản tạp chí Nghiên cứu lập pháp và quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ; phát huy vai trò của Viện là cơ quan nghiên cứu, tham mưu về lập pháp và thông tin lập pháp; tham gia tích cực vào công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và gắn kết chặt chẽ, tham gia có hiệu quả với Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội trong tất cả các khâu của quy trình xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết.
Viện phải hoàn thiện các báo cáo chuyên đề khoa học, các ấn phẩm, kết quả nghiên cứu của các đề tài liên quan đến hoạt động của Quốc hội để phục vụ cho các kỳ họp; phối hợp chặt chẽ với Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cung cấp kịp thời tài liệu cho đại biểu Quốc hội; cố gắng xây dựng hệ thống dữ liệu khoa học về lập pháp; chủ động chuẩn bị việc tổng kết, đánh giá kinh nghiệm 80 năm Quốc hội Việt Nam…
Chiều cùng ngày, Hội đồng Khoa học thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp phiên thứ nhất. Các thành viên Hội đồng Khoa học thông qua chương trình công tác, quy chế làm việc của hội đồng; phân công nhiệm vụ của các thành viên; đồng thời xem xét, cho ý kiến vào định hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ thực hiện tại cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Quốc hội./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ  (01/10/2021)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội  (28/09/2021)
Bế mạc phiên họp thứ ba của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (23/09/2021)
Bộ Chính trị cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước  (17/09/2021)
Khai mạc phiên họp thứ 3 Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (13/09/2021)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Cộng hòa Phần Lan  (12/09/2021)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên