Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nghe báo cáo công tác chuẩn bị chuyên đề giám sát năm 2022
TCCS - Ngày 27-8-2021, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp để chuẩn bị cho việc triển khai hai chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội và hai chuyên đề giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cùng dự cuộc làm việc có các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Kiểm toán nhà nước, thành viên Đoàn giám sát…
Trước đó, thực hiện chương trình hoạt động giám sát cho năm 2022 tại Nghị quyết số 09/2021/QH15, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 18/2021/QH15 thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021” do Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương làm Trưởng đoàn; ban hành Nghị quyết số 19/2021/QH15 thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành” do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm Trưởng đoàn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành hai giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1-7-2016 đến ngày 1-7-2021” và giám sát “Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021”.
Tại Nghị quyết số 09/2021/QH15, Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình giám sát tối cao của Quốc hội và giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội của khoá XV nói trên. Do đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu phải tiếp tục đổi mới cách làm, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động giám sát, xác định đây là khâu trọng yếu để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Với phương châm chuẩn bị kỹ lưỡng, từ sớm, từ xa, trên cơ sở nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết về danh sách ủy viên và đại biểu khách mời tham gia hai đoàn giám sát chuyên đề tối cao của Quốc hội; các đoàn giám sát đã chủ động xây dựng các dự thảo kế hoạch và đề cương giám sát.
Cho ý kiến bước đầu vào dự thảo kế hoạch, đề cương các chương trình giám sát, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ rõ các chuyên đề giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội có phạm vi rộng, do đó phải xác định rất rõ mục đích, yêu cầu của từng chuyên đề giám sát, từ đó xác định được phạm vi, đối tượng và lĩnh vực trọng điểm phải tiến hành giám sát.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở một số địa phương, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các đoàn giám sát phải hết sức linh hoạt trong tổ chức thực hiện. Đối với từng chuyên đề giám sát, những vấn đề nào vừa qua đã có giám sát, có báo cáo rồi thì tận dụng kết quả này và yêu cầu các cơ quan báo cáo bổ sung, cập nhật, chứ không phải là “chạy lại từ đầu”; đồng thời cần phân công nhiệm vụ rất rõ ràng, có đầu mối chịu trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan.
Tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã cho ý kiến chi tiết về dự kiến kế hoạch, phạm vi, nội dung, tiến độ của từng chuyên đề giám sát. Các nội dung này sẽ tiếp tục được hoàn thiện để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tại phiên họp tháng 9-2021./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Bế mạc Đại hội đồng AIPA-42: Cùng nhau phấn đấu xây dựng một Cộng đồng ASEAN thịnh vượng, tự cường  (26/08/2021)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự khai mạc và Phiên toàn thể thứ nhất Đại hội đồng AIPA-42  (23/08/2021)
Bế mạc phiên họp thứ hai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (18/08/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển