Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam và Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam
TCCS - Nhân kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947), 60 năm thảm họa da cam Việt Nam (1961 - 2021), ngày 21-7-2021, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ và Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho biết, kể từ khi thành lập vào năm 2004 đến nay, tổ chức hội đã được thành lập ở trung ương và 63 tỉnh, thành, với trên 400 nghìn hội viên. Sau 60 năm thảm họa da cam, di chứng của chất độc này vẫn còn rất lớn, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các bộ, ngành, địa phương huy động nguồn lực xã hội gần 2.700 tỷ đồng hỗ trợ các nạn nhân. Riêng nửa đầu năm nay, dù tác động tiêu cực của dịch COVID-19, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã vận động được trên 220 tỷ đồng. Hội đã tích cực tham gia vào các hoạt động vận động đấu tranh yêu cầu khắc phục hậu quả chất độc hóa học mà quân đội Mỹ sử dụng tại Việt Nam.
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam kiến nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm để xác định được hết các trường hợp bị phơi nhiễm hoặc chịu ảnh hưởng của di chứng từ chất độc da cam cùng nguồn lực hỗ trợ; tiếp tục nghiên cứu các bằng chứng khoa học chứng minh các tác động tiêu cực của chất độc da cam đối với môi trường cũng như con người…
Về phía Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ, lãnh đạo hội cho biết, sau hơn 10 năm thành lập, hội đã phát triển mạng lưới và hiện có gần 100 chi hội cấp huyện với gần 1 vạn hội viên. Qua khảo sát ở nhiều địa phương, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ đã kiến nghị và phối hợp với Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội công nhận hàng trăm trường hợp là liệt sĩ còn tồn đọng nhiều năm qua. Đến nay, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ đã tư vấn trực tiếp trên 28.600 lượt thân nhân liệt sĩ, giúp hơn 200 gia đình tìm được hài cốt liệt sĩ. Hội đã huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ các gia đình liệt sĩ và tính đến giữa năm nay đã tặng hơn 800 nhà tình nghĩa trị giá từ 40-60 triệu đồng/căn; gần 2.100 sổ tiết kiệm trị giá 5 triệu đồng/sổ; nhiều xe lăn, hơn 35.000 suất quà; phụng dưỡng hơn 100 Mẹ Việt Nam Anh hùng. Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ mong muốn Đảng, Nhà nước, chính quyền các địa phương quan tâm hỗ trợ hội thành lập ở các địa phương; hỗ trợ xây dựng ngân hàng gen hài cốt liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ để phục vụ tìm thân nhân.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, dịch COVID-19 đang gây ra nhiều khó khăn nên nhiều hoạt động kỷ niệm lớn ở trong nước bị hạn chế. Một số địa phương phải áp dụng biện pháp ở mức cao hơn Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, buổi làm việc với đại diện các hội này thể hiện tình cảm trân trọng của Chủ tịch nước đối với các hội, lắng nghe những kiến nghị, đề xuất của các hội đối với công tác chăm sóc, hỗ trợ người có công, các gia đình thương binh, liệt sĩ và nạn nhân chất độc da cam.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, trong các cuộc kháng chiến và chiến tranh chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc, nhiều người con của đất nước đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Do đó, đền ơn đáp nghĩa, tưởng nhớ công lao, sự hy sinh đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, là chủ trương quan trọng của Đảng ta. Đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ các gia đình có công cách mạng, gia đình thương binh, liệt sĩ, nạn nhân chất độc da cam dioxin.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ đã có nhiều hoạt động góp phần thiết thực vào việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong hỗ trợ các gia đình thương binh, liệt sĩ, cũng như hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam. Nhiều thành viên của hai hội dù tuổi cao những vẫn rất nhiệt tình, lăn lộn trong công tác hội. Vì vậy, chính các thành viên của hai hội xứng đáng được tôn vinh.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương, các nhà hảo tâm, nhà khoa học, hội viên và nhân dân cả nước đã đóng góp lớn cho hoạt động của các Hội. Điều đó góp phần quan tâm, chăm lo cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình người có công, nạn nhân da cam.
Nhấn mạnh vai trò của Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ và Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam rất quan trọng trong thời gian tới, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục hỗ trợ các hội tổ chức những hoạt động hỗ trợ, tri ân, nhất là khi cả nước vẫn còn trên 560 nghìn gia đình liệt sĩ.
Chủ tịch nước đã cho ý kiến về một số kiến nghị của các hội, trong lưu ý các hoạt động kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ cũng như kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam được bảo đảm trang trọng, ý nghĩa và có hình thức tổ chức phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh.
Chủ tịch nước yêu cầu Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập hợp, xử lý kiến nghị của các hội, trong đó có việc xác nhận nạn nhân chất độc da cam, nhất là đối với thế hệ thứ 3 sao cho có căn cứ khoa học và thủ tục nhanh chóng; tiếp tục tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ, khẩn trương thành lập ngân hàng ADN các hài cốt liệt sĩ và ADN thân nhân liệt sĩ để phục vụ việc xác định thân nhân liệt sĩ…
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Chủ tịch nước mong muốn, hai hội tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành chức năng, không để gia đình chính sách, trong đó có các gia đình liệt sĩ, người có công, nạn nhân chất độc da cam đói cơm, lạt muối./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên họp thứ ba Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2016 - 2021  (17/07/2021)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp các đại sứ trình quốc thư  (14/07/2021)
Bế mạc Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII  (08/07/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển