Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Trên tinh thần "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tạo mọi điều kiện nhanh chóng sản xuất vaccine phòng COVID-19 trong nước
TCCS - Ngày 7-6-2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với các nhà khoa học, đại diện các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine về công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine phòng, chống COVID-19.
Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, thời gian vừa qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng, đồng tình, trách nhiệm của toàn thể nhân dân, Việt Nam đã được ghi nhận là điểm sáng trên thế giới về thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp chống dịch theo phương châm mới “5K+vaccine” và ứng dụng công nghệ. Trong đó, “chiến lược vaccine” là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính quyết định để thoát khỏi đại dịch COVID-19.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, với nhiệm vụ đầu tiên là bảo vệ sức khỏe người dân, trong năm nay, Việt Nam phải có đủ vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho 75 triệu người dân; những năm tiếp theo vẫn cần lượng lớn vaccine để tiếp tục tiêm phòng cho nhân dân. Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, đơn vị liên quan đã nỗ lực bằng nhiều hình thức để mua được nhanh nhất, nhiều nhất vaccine phòng COVID-19 tiêm cho nhân dân. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vaccine phòng COVID-19 trên thế giới không phải dễ dàng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang lây lan ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong khi năng lực sản xuất vaccine của các nước lại có hạn. Do đó, việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine phòng COVID-19 ở trong nước có tính chất chiến lược, phải thực hiện bằng được, nhằm tạo sự chủ động về nguồn vaccine phòng COVID-19 tiêm phòng cho nhân dân và tiết kiệm kinh phí.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị các nhà khoa học, nghiên cứu, sản xuất vaccine phát huy tinh thần tự lực, tự cường, trí tuệ, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất, chung sức tìm giải pháp, khẩn trương nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19 để tiêm đại trà cho nhân dân.
Tại buổi làm việc, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các đại biểu trao đổi thẳng thắn, nghiêm túc, khoa học về cơ chế, chính sách, nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, năng lực nghiên cứu, công nghệ, quy trình sản xuất, nhằm đề xuất các giải pháp nghiên cứu nhanh nhất, sản xuất nhanh nhất, hiệu quả nhất, để có vaccine ngừa COVID-19 tiêm cho người dân, trên tinh thần 3 không, 5 thật: “Không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”; “nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật, người dân, doanh nghiệp được hưởng thành quả thật”.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tại buổi làm việc, các nhà khoa học, nghiên cứu, sản xuất vaccine cũng trao đổi về khả năng, tiềm lực, tình hình nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19, những khó khăn, vướng mắc, yêu cầu, nhiệm vụ và đề xuất các giải pháp trong sản xuất, bảo quản, tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân trong thời gian tiếp theo.
Theo Bộ Y tế, đến nay, cả nước có 2 nhà sản xuất đang nghiên cứu vaccine phòng COVID-19, trong đó, 1 ứng viên vaccine đang thử nghiệm lâm sàng (TNLS) giai đoạn 2, chuẩn bị triển khai TNLS giai đoạn 3 là vaccine Nanocovax của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen; 1 ứng viên vaccine còn lại đang TNLS giai đoạn 1 là vaccine Covivac của Viện Vắc xin và sinh phẩm Nha Trang. Về quy mô sản xuất của 2 cơ sở trên đạt từ 30-40 triệu liều/năm, có thể nâng công suất khi được đầu tư. Cùng với đó, hiện nay cũng có 2 doanh nghiệp khác trong nước đã tiếp cận và đang đàm phán với đối tác nước ngoài để chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19, với quy mô sản xuất từ 200 đến 300 triệu liều/năm.
Kết luận tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, vaccine có tính chất chiến lược, quyết định, lâu dài trong việc phòng, chống dịch nói chung và trong phòng, chống dịch COVID-19 nói riêng. Do đó, chúng ta phải thực hiện thành công “chiến lược vaccine”. Các ngành, đơn vị phải coi vaccine phòng COVID-19 là sản phẩm xã hội chứ không chỉ là sản phẩm thương mại. Việc sản xuất được vaccine trong nước vừa góp phần phát triển công nghiệp dược của Việt Nam, vừa bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Thủ tướng Chính phủ cho rằng, việc nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vaccine phòng COVID-19 là việc khó khăn, song phải thực hiện, vì chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Do đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngành, đơn vị, các nhà khoa học cần có quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, dứt điểm và hiệu quả từng công việc, giải pháp.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, đơn vị liên quan thực hiện ngay các giải pháp, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện bằng được chương trình nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vaccine trong nước. Trong đó kịp thời phát hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế pháp lý để việc nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vaccine không bị chậm trễ; huy động tối đa các nguồn lực tài chính vào nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vaccine, trong đó cơ chế công - tư là chủ đạo, trên nguyên tắc hài hòa, hợp lý, hiệu quả lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân; có ngay cơ chế, chính sách đãi ngộ tương xứng và truyền cảm hứng, khơi dậy tinh thần say mê nghiên cứu khoa học để huy động trí tuệ của các nhà khoa học, chuyên gia cả ở trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu, sản xuất vaccine; các bộ, ngành giải quyết nhanh các quy trình, thủ tục liên quan, với tinh tần “chống dịch như chống giặc”, song bảo đảm tính khoa học, công khai, hiệu quả, chống tiêu cực; phối hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học, nhà sản xuất, quản lý và người dân để nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vaccine kịp thời, hiệu quả; tuyên truyền và truyền cảm hứng để người dân hiểu, ủng hộ chương trình, trên tinh thần “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chỉ đạo chung về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine phòng COVD-19 và xây dựng chương trình quốc gia về sản xuất vaccine nói chung; giao Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine, dự báo tình hình cung cầu để điều tiết về mặt vĩ mô trong công tác sản xuất, cung ứng, tiêm vaccine theo thứ tự ưu tiên, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành xây dựng dự thảo báo cáo, đề xuất của Chính phủ với Bộ Chính trị, Quốc hội về cơ chế tài chính, nguồn lực con người, quy trình chuyển giao, sản xuất vaccine; giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì nghiên cứu, soạn thảo đề xuất chính sách ưu đãi đối với các nhà khoa học, chuyên gia, lập trung tâm nghiên cứu vaccine, bảo đảm bản quyền vaccine; giao Bộ Tài chính chủ trì rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, điều kiện chi tiêu và giá cả vaccine phòng COVID-19...
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lời cảm ơn tới các tầng lớp nhân dân, các nhà khoa học, các cấp, các ngành đã nỗ lực trong suốt thời gian qua, góp phần vào thành quả chung của cả nước là vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa duy trì, phát triển kinh tế. Đặc biệt là sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã tích cực tham gia và tiếp tục đóng góp cho Quỹ vaccine phòng COVID-19./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Nâng cao hiệu quả hoạt động của tòa án trong tình hình mới  (08/06/2021)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Australia  (08/06/2021)
VietinBank ủng hộ 60 tỷ đồng vào Quỹ vắc-xin phòng, chống COVID-19  (06/06/2021)
Agribank ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng, chống COVID-19 60 tỷ đồng  (06/06/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển