Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X: Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
TCCS - Ngày 10-12-2020, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X với chủ đề: “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã được tổ chức trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự và chỉ đạo Đại hội.
Dự Đại hội có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện Mẹ Việt Nam Anh hùng, các đồng chí lão thành cách mạng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Chiến sĩ thi đua toàn quốc và 2.020 đại biểu là các điển hình tiên tiến đại diện các lĩnh vực, ngành, nghề, dân tộc, tôn giáo…
Phát biểu khai mạc Đại hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, cách đây 72 năm, nhân kỷ niệm 1.000 ngày Nam Bộ kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Người viết: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái, bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ đều cần phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa". Người kêu gọi "làm cho mau, làm cho tốt, làm cho nhiều". Thực hiện Lời kêu gọi thiêng liêng đó của Người, trải qua 26.460 ngày, kể từ ngày 11-6 năm đó, không ngày nào nhân dân ta không thi đua yêu nước. Để có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của đất nước ta như ngày nay là sự kết tinh của nhiều phong trào thi đua sôi nổi, bao gồm cả những cống hiến và hy sinh thầm lặng ở mọi cấp, mọi ngành.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, các phong trào thi đua góp phần quan trọng vào việc động viên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; khơi dậy được tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, hun đúc ý chí mạnh mẽ khát vọng hùng cường của dân tộc ta. Thi đua giờ đây trở thành điều rất quan thuộc trong đời sống hằng ngày. Tinh thần thi đua vượt lên chính mình chính là cội nguồn sức mạnh của sự phát triển. Mặc dù còn những tồn tại, hạn chế và gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nhờ sự nỗ lực rất lớn và tinh thần quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, khá toàn hiện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật, tô đậm thành tựu của 35 năm đổi mới với những bước tiến vượt bậc. Liên tiếp trong 4 năm (2016 - 2019), chúng ta đã thi đua, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra, đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất.
Năm 2020, đại dịch COVID-19 gây ra những tác động lớn đến kinh tế và xáo trộn trong đời sống xã hội của hầu hết các nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nhờ sự đoàn kết, đồng lòng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, hòa quyện giữa ý Đảng và lòng dân, chúng ta đã thi đua và giành thắng lợi trong việc thực hiện "mục tiêu kép": Vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế. Hiện nay, khi nhiều nước trong khu vực và trên thế giới bị rơi vào suy thoái sâu, Việt Nam là nền kinh tế vẫn duy trì được tăng trưởng dương. Dịch COVID-19 được kiểm soát, giảm thiểu số người chết và những thiệt hại về kinh tế, an sinh xã hội được bảo đảm, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đạt nhiều kết quả ấn tượng. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với tương lai đất nước không ngừng được củng cố và nâng cao. Những lúc khó khăn nhất, gai góc nhất là dịp để mỗi chúng ta thể hiện bản sắc của tinh thần dân tộc, sự đoàn kết, “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”; tô điểm cho bản lĩnh, ý chí, khí chất của con người Việt Nam, đó là: không thử thách nào mà dân tộc ta không thể vượt qua.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những kết quả, thành tích trong phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng 5 năm 2015 - 2020; chúc mừng các đại biểu điển hình tiên tiến về dự Đại hội hôm nay, những bông hoa tươi thắm trong phong trào thi đua của cả nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn trong thời gian tới, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thi đua phải có phương hướng đúng và vững"; "Thi đua ái quốc là lợi ích cho mình, lợi ích cho gia đình mình và ích lợi cho làng, cho nước, cho dân tộc", phong trào thi đua yêu nước cần cổ vũ các bộ, ban, ngành, địa phương và nhân dân cả nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tận dụng tốt các cơ hội, thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số, sự phát triển của các mô hình kinh doanh mới, sự thay đổi phương thức sản xuất, tiêu dùng và giao tiếp trên toàn cầu…, đưa đất nước tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, ngày càng phát triển, phấn đấu thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, cần tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức, tư tưởng của các cấp ủy đảng, chính quyền, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong triển khai công tác thi đua, khen thưởng. Các phong trào thi đua cần có mục tiêu thiết thực, cụ thể, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của từng bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; tiếp tục đổi mới toàn diện, phát huy tinh thần sáng tạo trong tổ chức phong trào thi đua sao cho thật bổ ích, thiết thực, tránh hình thức lối mòn, nhàm chán, tẻ nhạt; đối tượng thi đua cần phải rộng rãi; bảo đảm hài hòa các lợi ích của người lao động, của bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị và của xã hội. Các phong trào thi đua cần có nội dung, tiêu chí cụ thể, rõ ràng để dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát; huy động được sự tham gia đông đảo và sự hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân.
Tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trong 5 năm (2016 - 2020), phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội cho biết, giai đoạn 2016 - 2020, phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng đã có nhiều đổi mới, sáng tạo và hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các phong trào thi đua được triển khai sâu rộng trong cả nước với nội dung và hình thức ngày càng đổi mới, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với sự quan tâm, tạo điều kiện của Nhà nước và toàn xã hội, người dân đã thực sự trở thành chủ thể của phong trào thi đua với những việc làm thiết thực, hiệu quả. Từ các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện ngày càng nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, điển hình tiến tiến. Các phong trào thi đua phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, tạo động lực quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các cấp, các ngành và từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Những thành tựu đó là nền tảng để chúng ta tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ, hiệu quả hơn vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Công tác khen thưởng bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, hướng về cơ sở; quan tâm khen thưởng đối với tập thể nhỏ, tập thể, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa, người trực tiếp lao động sản xuất, công tác, chiến đấu...
Tại Đại hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021 - 2025, với chủ đề: “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 5 nội dung quan trọng là thi đua xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước..., khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới, đột phá mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước. Thi đua phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tái cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Thi đua xây dựng và phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tiếp tục phát động các phong trào thi đua trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, tạo môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước. Đẩy mạnh phong trào thi đua trong lĩnh vực xây dựng Đảng, Nhà nước và toàn hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Trong khuôn khổ chương trình Đại hội, đã diễn ra buổi giao lưu, tôn vinh điển hình tiên tiến, đại diện Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - những gương mặt tiêu biểu trong số hơn 2.000 điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua giai đoạn 2016 - 2020 - như kỹ sư nông nghiệp Hồ Quang Cua, “anh hùng của đồng ruộng”, “cha đẻ” của giống gạo ngon nhất, nhì thế giới ST25; “kỹ sư chân đất” Nguyễn Văn Rô, người chưa học hết lớp 5, nhưng đã chế tạo ra 5 loại máy cày, trục đất phù hợp với điều kiện ở địa phương; cô giáo Hà Ánh Phượng - top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu, đã từ bỏ công việc đầy hấp dẫn ở thành phố với mức lương hậu hĩnh để trở về quê hương, một huyện miền núi, để dạy học.../.
Thùy Linh (tổng hợp)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Trân trọng, nghiêm túc tiếp thu các ý kiến xác đáng, hoàn thiện dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng  (09/12/2020)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự và chỉ đạo Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2020  (08/12/2020)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự khai mạc Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 76  (07/12/2020)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên