Triển khai quyết liệt, nhanh chóng, kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội
TCCS - Ngày 15-4-2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đánh giá kết quả sau 2 tuần thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng toàn dân đoàn kết chống đại dịch COVID-19, Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 31-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, như thời gian ủ bệnh lâu hơn (trên 30 ngày), tái phát bệnh sau khi khỏi và còn hàng nghìn trường hợp xét nghiệm sàng lọc chưa có kết quả cuối cùng, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành phố trình Thủ tướng Chính phủ cho phép Hà Nội tiếp tục kéo dài việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, về “Các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19” đến ngày 30-4-2020.
Quyết liệt, kịp thời với phương châm “4 tại chỗ”
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành phố, tới nay, Hà Nội đã có 114 ca mắc COVID-19 (51 trường hợp đã được điều trị khỏi bệnh và 62 trường hợp đang điều trị), trong đó có 40 ca phát hiện tại sân bay/khu cách ly tập trung và 74 ca phát hiện tại cộng đồng (đều liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai).
Khi phát hiện ổ dịch mới tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đã nhanh chóng triển khai các biện pháp khoanh vùng, cách ly, rà soát những người liên quan; triển khai xét nghiệm sàng lọc và phối hợp thông tin với các địa phương, tổ chức khác để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh; tổ chức xử lý phòng, chống dịch tại Bệnh viện Thận Hà Nội và xác minh các trường hợp F1 liên quan tới bệnh nhân mới ở thôn Đông Cữu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín.
Nhiều ý kiến trong Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đánh giá các sở, ban, ngành, quận, huyện và các cơ quan, tổ chức đã triển khai quyết liệt, nhanh chóng, kịp thời Chỉ thị số 31-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội với phương châm “4 tại chỗ”. Theo đó, có 14 quận, huyện đã tiếp tục ban hành chỉ thị riêng, còn lại là ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị số 31-CT/TU. Hệ thống chính trị cơ sở phát huy được vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trên từng địa bàn. Công tác thông tin, tuyên truyền minh bạch, kịp thời. Tuyệt đại đa số nhân dân Thủ đô tự giác thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố. Thường trực Thành ủy và Hội đồng nhân dân thành phố đã kịp thời thông qua chủ trương, chính sách hỗ trợ các đối tượng chịu tác động bởi dịch bệnh.
Nhờ đó, qua 2 tuần, thành phố Hà Nội cơ bản kiểm soát tốt, chủ động, ngăn chặn lây lan virus SAR-CoV-2 trong cộng đồng. Các hoạt động kinh tế theo Chỉ thị số 16/CT-TTg vẫn được duy trì; giá cả hàng hóa, trật tự, an toàn, an ninh xã hội cơ bản ổn định; các phong trào xã hội được nhân rộng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Toàn bộ đội ngũ công chức, viên chức của thành phố đóng góp 1 ngày lương cơ bản với giá trị 56,7 tỷ đồng để hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch.
Kiến nghị kéo dài thời gian cách ly xã hội
Các ý kiến cũng cho rằng, cần tiếp tục chỉ đạo hệ thống chính trị cơ sở phát huy mạnh mẽ hơn vai trò trong phòng, chống dịch bệnh. Vì thực tế, một số nơi thực hiện các biện pháp cách ly xã hội vẫn còn hạn chế; người dân có biểu hiện chủ quan, không thực hiện đúng quy định cách ly xã hội trong những ngày gần đây; xuất hiện tình trạng phức tạp về an ninh, trật tự như đua xe, nổ súng...
Thống nhất với các ý kiến của Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy và Văn phòng Thành ủy xây dựng Thông báo kết luận cuộc họp, phổ biến rộng rãi để đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 31-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy tới các tổ chức cơ sở đảng.
Đồng chí Vương Đình Huệ đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố đề xuất với Thủ tướng Chính phủ kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg tới ngày 30-4-2020.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ yêu cầu tiếp tục duy trì sự thông suốt hoạt động của hệ thống chính trị, không để đình trệ để bảo đảm các công tác khác của thành phố; tiếp tục bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hoạt động sản xuất, kinh doanh được phép theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng trên cơ sở tăng cường trách nhiệm người đứng đầu và hoạt động theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn phù hợp (do chính quyền, các hiệp hội, ngành hàng thống nhất ban hành), có giám sát thường xuyên.
Các cấp ủy, chính quyền tích cực chuẩn bị cho đại hội đảng bộ cơ sở và công tác xây dựng văn kiện đại hội đảng; triển khai gói hỗ trợ của Chính phủ kịp thời, đúng đối tượng và nhanh chóng triển khai thêm các gói hỗ trợ riêng của thành phố, bảo đảm công khai, minh bạch, nếu xảy ra sai phạm thì áp dụng hình phạt tăng nặng; tăng cường tiết kiệm chi tiêu, bảo đảm chi đúng chính sách, đúng chế độ và kỷ cương ngân sách./.
Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
Chính phủ tìm phương án tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh ứng phó dịch COVID-19  (14/04/2020)
Tạm ngừng nhập khẩu xăng, dầu: Nên hay không?  (13/04/2020)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ quyết định về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19  (10/04/2020)
Thành phố Hà Nội giao 650 tỷ đồng vốn uỷ thác giúp người dân vượt khó  (06/04/2020)
Vingroup sản xuất máy thở và máy đo thân nhiệt  (03/04/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển