Việt Nam mong muốn hợp tác sâu rộng với Ca-ta
Tiếp tục chuyến thăm Nhà nước Ca-ta, đêm 9-3, theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Công nghiệp Ca-ta Abdullah Bin Hamad Al-Athia.
Thủ tướng cũng đã có buổi nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam cùng hơn hơn 300 cán bộ, kỹ sư và công nhân lao động đang làm việc tại Ca-ta.
Tại buổi tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Công nghiệp Ca-ta, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác sâu rộng với Ca-ta về năng lượng. Đây là lĩnh vực mà hai bên có nhu cầu và khả năng để thúc đẩy hợp tác cùng có lợi. Trên cơ sở năm 2007, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam và Công ty dầu khí quốc gia Ca-ta đã ký thỏa thuận hợp tác, Thủ tướng đề nghị Ca-ta xem xét để Tập đoàn dầu khí Việt Nam được tham gia đầu tư nhà máy sản xuất phân đạm sử dụng khí của Ca-ta và bao tiêu sản phẩm tại Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam được mua các sản phẩm dầu mỏ, khí hoá lỏng và phân đạm của Ca-ta.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Công nghiệp Ca-ta Abdullah Bin Hamad Al-Athia khẳng định sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp của Ca-ta hợp tác với Việt Nam trên lĩnh vực dầu khí và lao động.
Nói chuyện với hàng trăm người Việt đang làm ăn, sinh sống tại Ca-ta, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng vì cộng động nguời Việt tại Ca-ta đã đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng làm việc và sinh sống tại nước sở tại. Thủ tướng chia sẻ những khó khăn, nhọc nhằn mà người lao động Việt Nam đang phải làm việc vì cuộc sống mưu sinh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thông báo, trong chuyến thăm tới Ca-ta lần này, Chính phủ hai nước thống nhất tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là đầu tư, thương mại, năng lượng, dầu khí, xây dựng và đặc biệt là đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực lao động. Thủ tướng yêu cầu Đại sứ, cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các công ty xuất khẩu lao động phải làm tốt hơn công tác đào tạo, đẩy mạnh hợp đồng đưa lao động đi xuất khẩu, đồng thời có trách nhiệm với người lao động, đảm bảo người lao động sang Ca-ta làm việc có thu nhập ổn định, chấp hành pháp luật sở tại, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau làm ăn, sinh sống tại nước sở tại.
Chiều nay (10-3), theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam sẽ rời Thủ đô Đô-ha, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Nhà nước Ca-ta và tới Cô-oét, bắt đầu chuyến thăm Nhà nước Cô-oét từ hôm nay đến ngày 12-3 theo lời mời của Thủ tướng Cô-oét Nasser Al Mohammed Al Ahmed Al Jaber Al Sabah. Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ nước ta tới Cô-oét kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976. Chuyến thăm nhằm tăng cường và củng cố quan hệ và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Cô-oét, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, thương mại, năng lượng và nông nghiệp./.
Một số kinh nghiệm trong xây dựng đội ngũ công chức ở Nhật Bản  (09/03/2009)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Nhà nước Ca-ta và Cô-oét  (08/03/2009)
Phía Mỹ đánh giá sai lệch tình hình nhân quyền ở Việt Nam  (08/03/2009)
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2008  (07/03/2009)
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2008  (07/03/2009)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên