Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị
Ngày 15-5-2019, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị để cho ý kiến về công tác chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 10 khoá XII; Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV và một số vấn đề quan trọng khác.
Sau khi nghe Đảng đoàn Quốc hội, Ban Tổ chức Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng báo cáo, các Ủy viên Bộ Chính trị thảo luận, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã kết luận: Bộ Chính trị hoan nghênh, đánh giá cao các Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, các ban đảng và các cơ quan chức năng có liên quan trong một thời gian ngắn đã nghiêm túc, tích cực chỉ đạo xây dựng các tờ trình, báo cáo, đề án, các dự án luật để chuẩn bị trình Hội nghị Trung ương 10 khóa XII và Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.
Bộ Chính trị yêu cầu các cơ quan chức năng cần tiếp tục chuẩn bị, xem xét, rà soát lần cuối các công việc, bảo đảm để các kỳ họp thành công tốt đẹp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh Kỳ họp Quốc hội sắp tới rất quan trọng, dự kiến Quốc hội sẽ thông qua và cho ý kiến về nhiều dự án luật và một số nghị quyết. Quan trọng là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan bàn bạc thật kỹ, chuẩn bị chu đáo các nội dung trình Quốc hội; tiếp tục đổi mới cách thức tổ chức và điều hành tại kỳ họp, phát huy cao độ trí tuệ và trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, bảo đảm hiệu quả cao, tiết kiệm được thời gian và công sức.
Tất cả những công việc đã có trong chương trình, kế hoạch, hằng tháng lãnh đạo chủ chốt đã họp và có văn bản chỉ đạo, từng Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phụ trách lĩnh vực phải chỉ đạo làm thật tốt, khẩn trương, dứt điểm, không để kéo dài, còn vướng mắc gì thì phải kịp thời đưa ra bàn, tìm giải pháp giải quyết ngay.
“Năm 2019, 2020, chúng ta đã và sẽ tiếp tục chỉ đạo Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, lần này phải quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn Đại hội đảng bộ các cấp từ nội dung cho đến công tác nhân sự của Đại hội, tránh tình trạng cứ sắp đến Đại hội là chỉ lo cho công tác nhân sự mà sao nhãng các công việc thường xuyên; kiên quyết chống chạy chức, chạy quyền, đã chạy là không dùng. Đề nghị các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư thống nhất cao tinh thần này và chỉ đạo các cấp, các ngành. Công việc sắp tới rất nhiều, phức tạp, thời gian còn lại rất ít, các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận, đoàn thể cần phải phối hợp chặt chẽ hơn, kịp thời hơn, bảo đảm để các hoạt động của Đảng, Nhà nước, của hệ thống chính trị thông suốt, nhịp nhàng, hiệu quả cao”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu.
Cũng tại hội nghị này, trên cơ sở xem xét Tờ trình của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Chính trị đã quyết định một số trường hợp nhân sự thuộc diện Bộ Chính trị quản lý./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm và chúc mừng Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam  (15/05/2019)
“Cần phải có bước chuyển chiến lược trong nghiên cứu và phát triển”  (15/05/2019)
Ứng dụng nông nghiệp thông minh trong quá trình xây dựng thành phố mang tên Bác thành đô thị thông minh  (15/05/2019)
Ứng dụng nông nghiệp thông minh trong quá trình xây dựng thành phố mang tên Bác thành đô thị thông minh  (15/05/2019)
Những dấu ấn trong chính sách đối ngoại của Thủ tướng Ấn Độ Na-ren-đra Mô-đi sau 5 năm cầm quyền  (15/05/2019)
Gia Lai xây dựng “Làng nông thôn mới”  (15/05/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển