Đưa Nghi Lộc trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế của Nghệ An
Huyện Nghi Lộc có vị trí thuận lợi khi giáp biển, có khu công nghiệp Nam Cấm và 10 xã thuộc khu kinh tế Đông Nam, nằm sát trung tâm du lịch biển Cửa Lò và thành phố Vinh - trung tâm kinh tế của khu vực Bắc Trung Bộ.
Qua địa bàn huyện Nghi Lộc, có đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, cảng biển quốc tế Nghi Thiết đón được tàu trên 70.000 tấn và gần sân bay quốc tế Vinh.
Tuy nhiên, so với tiềm năng về địa lý, con người và quỹ đất thì kinh tế của huyện Nghi Lộc còn phát triển khiêm tốn. Khu công nghiệp Nam Cấm và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện mới chỉ đóng góp 10% tổng thu ngân sách của tỉnh Nghệ An, tương ứng với 1.500 tỷ đồng.
Các chuyên gia kinh tế tham dự Tọa đàm cho rằng mặc dù có lợi thế về địa lý nhưng huyện Nghi Lộc vẫn chưa phát huy được lợi ích, sản xuất nông nghiệp phần lớn vẫn còn manh mún, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm,...
Trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển thành phố Vinh giai đoạn tới và quy hoạch mở rộng thị xã Cửa Lò, trong đó có việc sáp nhập một số xã của Nghi Lộc vào 2 đơn vị này, các chuyên gia cho rằng Nghi Lộc cần tính toán điều chỉnh, xây dựng quy hoạch cụ thể, quan tâm quản lý xây dựng, đất đai và phát triển kinh tế tư nhân.
Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) và các đại biểu khác cũng đều nêu thực tế Nghi Lộc có đông đồng bào công giáo nên chính quyền tỉnh và huyện cần có chính sách khơi dậy sức mạnh của cộng đồng người có đạo, đóng góp xây dựng cho quê hương.
Đại diện một số doanh nghiệp lớn ở cả nước và ở Nghệ An thì cho rằng Nghi Lộc cần tính toán tập trung phát triển các vùng nông - ngư nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xây dựng, thương mại - dịch vụ và đẩy mạnh giáo dục, đào tạo, xây dựng nguồn lao động có chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu của các khu công nghiệp trên địa bàn.
Các đại biểu đều cho rằng Nghi Lộc hoàn toàn có thể trở thành một trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An trong tương lai.
Tại cuộc tọa đàm, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh Nghi Lộc có nhiều cơ hội về phát triển, đặc biệt Khu Kinh tế Đông Nam của Nghệ An đã được Chính phủ xác định là khu kinh tế trọng điểm ven biển trọng điểm trong thời gian tới.
Phân tích các lợi thế sẵn có cũng như những rủi ro, thách thức mà địa phương này phải đối mặt như xâm nhập mặn, hạn hán, thay đổi địa giới hành chính, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, Nghi Lộc cần nghiên cứu kỹ các ý kiến góp ý tại Tọa đàm, đây là những đóng góp quan trọng để huyện có thể tiếp thu, đưa vào văn kiện Đại hội tới.
Theo Phó Thủ tướng, là huyện ven biển, Nghi Lộc có lợi thế kinh tế biển, du lịch và dịch vụ biển, “nhất cận thị, nhị cận sông”, chính quyền huyện cần làm rõ cơ sở thực tiễn khoa học, nội hàm trong việc chia ra các tiểu vùng để có hướng phát triển phù hợp.
Nhấn mạnh Nghi Lộc không thể bỏ nông nghiệp, Phó Thủ tướng cho rằng, Nghi Lộc không nhất thiết phải làm nông nghiệp đại điền mà nên mạnh dạn đi vào phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, có chỉ dẫn địa lý, chất lượng cao và khác biệt.
Với hơn 25% dân số là người theo đạo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu khi cho rằng huyện cần đặt vấn đề tôn giáo với sự phát triển, coi tôn giáo như một nguồn lực của phát triển của huyện, khát vọng đưa huyện vươn lên, củng cố nền chính trị, an ninh tôn giáo.
Phó Thủ tướng cho rằng tỉnh Nghệ An và huyện Nghi Lộc trên cơ sở cập nhật và thực hiện quy hoạch phát triển, cần sớm rà soát, xác định các dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn theo hình thức công - tư để thực hiện trong giai đoạn 2021- 2025.
Tối cùng ngày, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã dự Lễ kỷ niệm 550 năm thành lập huyện Nghi Lộc và thay mặt Chủ tịch nước trao tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nghi Lộc Huân chương Lao động hạng Nhì./.
Diễn đàn “Vành đai và Con đường” thúc đẩy xu thế tự do hóa thương mại  (28/04/2019)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường”  (28/04/2019)
Các điểm du lịch sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5  (27/04/2019)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay