Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng làm việc tại Kiên Giang
23:04, ngày 24-03-2019
Ngày 24-3, Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII đã đến làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang để chuẩn bị xây dựng các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
Đoàn do đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện làm trưởng đoàn.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tham gia đoàn công tác.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Võ Văn Thưởng đánh giá cao những nỗ lực và những kết quả đạt được của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Kiên Giang trong việc thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Việc quán triệt, triển khai thực hiện Cương lĩnh và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nghiêm túc, đạt kết quả tích cực.
Những kết quả nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDRP) 3 năm (2016 - 2018) bình quân 7,13%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 1.664 USD, năm 2018 đạt 2.094 USD.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng các khu vực I, II, III trong GDRP của tỉnh năm 2015 là 40,34%-18,11%-38,81%; năm 2018 là 35,71%-19,26%-41,72%.
Các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, kinh tế biển, công nghiệp-xây dựng-dịch vụ đều tăng trưởng, có chuyển biến về chất lượng.
Đến năm 2018, toàn tỉnh có 51 xã và huyện Tân Hiệp đạt tiêu chí nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,84% năm 2010 xuống còn 4,14% năm 2018. Các lĩnh vực phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, bảo vệ tài nguyên, môi trường đều đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đặc biệt, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã được cấp ủy, Đảng bộ các cấp trong tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc theo đúng chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương từ sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên… bước đầu đã tạo được những chuyển biến tích cực.
Đồng chí Võ Văn Thưởng cũng chỉ ra những hạn chế, tồn tại của Kiên Giang trên các lĩnh vực, gợi mở những vấn đề Kiên Giang cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong những năm tới để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh, chuẩn bị tốt cho Đại hội XI Đảng bộ tỉnh và Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Tại buổi làm việc, thay mặt Ban Thường vụ, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị kiến nghị một số vấn đề liên quan đến Cương lĩnh sắp tới.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tham gia đoàn công tác.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Võ Văn Thưởng đánh giá cao những nỗ lực và những kết quả đạt được của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Kiên Giang trong việc thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Việc quán triệt, triển khai thực hiện Cương lĩnh và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nghiêm túc, đạt kết quả tích cực.
Những kết quả nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDRP) 3 năm (2016 - 2018) bình quân 7,13%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 1.664 USD, năm 2018 đạt 2.094 USD.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng các khu vực I, II, III trong GDRP của tỉnh năm 2015 là 40,34%-18,11%-38,81%; năm 2018 là 35,71%-19,26%-41,72%.
Các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, kinh tế biển, công nghiệp-xây dựng-dịch vụ đều tăng trưởng, có chuyển biến về chất lượng.
Đến năm 2018, toàn tỉnh có 51 xã và huyện Tân Hiệp đạt tiêu chí nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,84% năm 2010 xuống còn 4,14% năm 2018. Các lĩnh vực phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, bảo vệ tài nguyên, môi trường đều đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đặc biệt, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã được cấp ủy, Đảng bộ các cấp trong tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc theo đúng chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương từ sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên… bước đầu đã tạo được những chuyển biến tích cực.
Đồng chí Võ Văn Thưởng cũng chỉ ra những hạn chế, tồn tại của Kiên Giang trên các lĩnh vực, gợi mở những vấn đề Kiên Giang cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong những năm tới để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh, chuẩn bị tốt cho Đại hội XI Đảng bộ tỉnh và Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Tại buổi làm việc, thay mặt Ban Thường vụ, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị kiến nghị một số vấn đề liên quan đến Cương lĩnh sắp tới.
Cụ thể là công tác xây dựng pháp luật cần hoàn thiện, chất lượng, bao quát hết các mặt đời sống xã hội. Biến đổi khí hậu - vấn đề rất lớn ở đồng bằng sông Cửu Long - cần tiếp tục quan tâm, đầu tư nguồn lực, thực hiện các giải pháp ứng phó, thích ứng để phát triển sản xuất an toàn, bền vững, hiệu quả.
Việc đầu tư hệ thống giao thông cho đồng bằng sông Cửu Long cần đồng bộ, hiện đại để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế kinh tế vùng châu thổ Cửu Long và mời gọi thu hút đầu tư; thực hiện liên kết vùng trong định hướng phát triển, quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, du lịch.
Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị đề nghị quan tâm vấn đề biên giới, biển đảo Tây Nam do vùng biển này tiếp giáp với biển của nhiều nước lân cận trong khu vực để phát triển hiệu quả, bền vững kinh tế biển, đảm bảo an ninh-quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc./.
Việc đầu tư hệ thống giao thông cho đồng bằng sông Cửu Long cần đồng bộ, hiện đại để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế kinh tế vùng châu thổ Cửu Long và mời gọi thu hút đầu tư; thực hiện liên kết vùng trong định hướng phát triển, quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, du lịch.
Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị đề nghị quan tâm vấn đề biên giới, biển đảo Tây Nam do vùng biển này tiếp giáp với biển của nhiều nước lân cận trong khu vực để phát triển hiệu quả, bền vững kinh tế biển, đảm bảo an ninh-quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc./.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Nam  (23/03/2019)
Có hay không nguy cơ tái lập trật tự thế giới “đơn cực”  (23/03/2019)
Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII làm việc tại Hậu Giang  (23/03/2019)
Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Chủ tịch thứ hai Quốc hội Campuchia  (23/03/2019)
Hoạt động trong ngày của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc  (23/03/2019)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên