Thúc đẩy hợp tác Nhật - Việt trong phát triển hạ tầng, năng lượng
Thời gian tới, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JBIC sẽ có thể triển khai các khoản vay lớn dành cho doanh nghiệp Việt Nam để các dự án phát triển hạ tầng, năng lượng lớn.
Ngày 07-3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã tiếp ông Masaaki Yamada, Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc toàn cầu khối tài chính, năng lượng và tài nguyên của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JBIC.
Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng vui mừng nhận thấy, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp, mạnh mẽ và toàn diện trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế - thương mại - đầu tư.
Nhật Bản tiếp tục khẳng định vai trò là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam khi là đối tác lớn thứ nhất về cung cấp vốn vay ODA (tổng vốn khoảng 30 tỷ USD), thứ hai về đầu tư (với khoảng 4.200 dự án, tổng vốn đăng ký 57 tỷ USD), thứ ba về du lịch, thứ tư về thương mại…
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, các thỏa thuận song phương và đa phương sẽ mang lại nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp hai nước. Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản, đầu tư làm ăn lâu dài ở Việt Nam, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên như xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng.
Phó Thủ tướng đánh giá cao vai trò của JBIC trong các lĩnh vực hạ tầng, năng lượng. Nhiều năm qua, JBIC đã, đang cung cấp nhiều khoản vay thúc đẩy FDI Nhật Bản vào Việt Nam, đặc biệt là phát triển các hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng, các dự án quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng như Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, các dự án nhiệt điện Nghi Sơn 2, Vĩnh Tân mở rộng, Vĩnh Tân 4, Duyên hải 3 mở rộng…
Bên cạnh đó, với vai trò một định chế tài chính chính sách thuộc Chính phủ Nhật Bản, JBIC tích cực tham gia vào các đối thoại chính sách với các bộ, ngành của Việt Nam.
Ghi nhận, đánh giá cao những đề xuất hợp tác mới của JBIC, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị JBIC thúc đẩy đàm phán để sớm đi đến thống nhất, triển khai thực hiện. JBIC nghiên cứu mở rộng các khoản vay dành cho các doanh nghiệp Việt Nam hoặc các liên doanh giữa doanh nghiệp Nhật - Việt cùng hợp tác đầu tư tại Việt Nam.
Ông Masaaki Yamada cho biết, các dự án sử dụng nguồn vốn vay của JBIC đều đang được thực hiện rất hiệu quả. Trong đó, JBIC chú trọng các dự án chuyển giao công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản sang đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Thời gian tới, JBIC sẽ có thể triển khai các khoản vay lớn dành cho doanh nghiệp Việt nam để các dự án phát triển hạ tầng, năng lượng lớn./.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tuyên truyền, lên tiếng mạnh mẽ trước những hành vi phản văn hóa  (07/03/2019)
Chủ tịch Quốc hội Lào thăm và làm việc tại Lâm Đồng  (07/03/2019)
Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông tại ACDFM-16  (07/03/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển