Thường trực Chính phủ họp về phát triển vùng kinh tế trọng điểm
TCCSĐT - Sáng 26-7, Thường trực Chính phủ đã họp với các bộ, ngành liên quan để đánh giá tình hình và thảo luận những biện pháp thúc đẩy tăng trưởng các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2011 - 2017, GRDP của bốn vùng kinh tế trọng điểm bình quân mỗi năm tăng 7,14%. Nguồn lực của sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo - một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quyết định tới mức độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm.
Đáng chú ý, năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm có xu hướng tăng, trong đó Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam dẫn đầu cả nước về năng suất lao động.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ trên số liệu giai đoạn 2011 - 2017 và mô hình tính toán đã lượng hóa được mối quan hệ giữa tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với cả nước (1% GRDP của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam làm GDP của toàn nền kinh tế tăng lần lượt là 0,49% và 1,12%).
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai cực tăng trưởng quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng chung cả nước bình quân/năm trong giai đoạn 2011 - 2017, tương ứng đạt 13,6% và 19,4%.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém cần giải quyết như tác động lan tỏa và tính liên kết của các vùng kinh tế trọng điểm tới các địa phương lân cận và trong cả nước chưa cao. Các địa phương thuộc bốn vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy hết lợi thế và tiềm năng của vùng...
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá báo cáo đã bước đầu đưa ra được bức tranh tổng thể với số liệu tương đối cập nhật, nhất là về kết quả, hạn chế, yếu kém về liên kết vùng và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tiếp thu các ý kiến để khẩn trương hoàn thiện báo cáo.
Cùng với kết quả các hội nghị của Chính phủ với các vùng kinh tế trọng điểm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần xây dựng và hoàn thiện đề án về phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả của vùng kinh tế trọng điểm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó, cần lưu ý các nhiệm vụ, giải pháp mới mang tính đột phá, tạo động lực phát triển của bốn vùng, hiện chiếm tới 70% GDP cả nước.
Thủ tướng tán thành đề xuất của các bộ, ngành cho rằng cần có chỉ thị tổng thể của Thủ tướng nhằm thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.
Đánh giá chung về tình hình phát triển của bốn vùng, Thủ tướng cho rằng, công tác chỉ đạo, điều hành đã có nhiều cố gắng; sự phát triển của các vùng đóng góp trực tiếp cho sự phát triển của đất nước, dẫn đầu là Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy vậy, Thủ tướng cũng nhìn nhận, các vùng kinh tế trọng điểm còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, như biến đổi khí hậu; quy hoạch vùng, liên kết vùng, cơ chế điều phối vùng, chính sách phát triển vùng chưa tốt, chưa rõ..., là những “điểm nghẽn” trong phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm. Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, cơ quan và địa phương liên quan nhận thức rõ vấn đề này để có định hướng khắc phục tốt hơn trong thời gian tới.
Thủ tướng nhấn mạnh đến tinh thần quyết tâm, tiếp tục khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ và cho rằng thành công của sự phát triển các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp quan trọng vào thành công chung của cả nước.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng nhất trí với các giải pháp mà báo cáo đưa ra, trong đó lưu ý một số giải pháp như tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản mặc dù tổng vốn đầu tư xã hội vẫn tăng cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Cần tích cực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, tăng cường thu hút đầu tư; tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ. Các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, bảo đảm tiến độ đối với những công trình, dự án hạ tầng gây bức xúc, trong đó có lĩnh vực điện.
“Không được để thiếu điện trong thời gian tới, nhất là khu vực phía Nam”, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương lưu ý nhiệm vụ bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, kinh doanh.
Chỉ rõ tầm quan trọng của phát triển hạ tầng, Thủ tướng đề nghị thúc đẩy các dự án hạ tầng quan trọng, đặc biệt là hạ tầng giao thông để tạo bước phát triển đột phá cho địa phương và các vùng kinh tế trọng điểm.
Cùng với đó, Thủ tướng cũng lưu ý tới nhiệm vụ bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa và nhấn mạnh các vùng kinh tế trọng điểm phải đi đầu trong việc không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần./.
Nhiều hoạt động tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7  (26/07/2019)
Cần làm tốt công tác nắm, dự báo tình hình, không để xảy ra bị động, bất ngờ trong phòng chống tội phạm  (26/07/2019)
Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019  (26/07/2019)
Dòng vốn chính sách nơi “bát ngát chân trời miền hạ”  (26/07/2019)
Quyết sách mang tính đột phá  (26/07/2019)
Quyết sách mang tính đột phá  (26/07/2019)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam