Các thành phố nắm trong tay chìa khóa giải quyết suy dinh dưỡng
22:07, ngày 21-10-2017
Tổng Giám đốc Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) ông Jose Graziano da Silva ngày 20-10-2017 đã nhấn mạnh đến những tiềm năng của các thành phố trong nỗ lực giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng.
Đồng thời, ông kêu gọi thiết lập mối quan hệ đối tác có tính đổi mới giữa các trung tâm thành thị và một loạt cổ đông nhằm xử lý những thách thức của tình trạng lãng phí lương thực và nhằm bảo đảm chế độ ăn lành mạnh và đủ dinh dưỡng cho tất cả mọi người.
Trước một hội nghị toàn cầu của các thị trưởng và đại diện đến từ hơn 150 thành phố, ông da Silva cho biết có nhiều dạng suy dinh dưỡng - thừa cân, béo phì hay thiếu hụt vi sinh - đang đe dọa sức khỏe của hàng triệu người trên khắp thế giới.
Điểm sáng là nhiều thành phố đang hành động giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng, song hiệu quả có thể sẽ lớn hơn nếu như có thể thiết lập các mối quan hệ đối tác với xã hội dân sự, khu vực tư nhân, các tổ chức sản xuất và nghiên cứu...
Người đứng đầu FAO viện dẫn kinh nghiệm của chính ông với Chương trình "Nói không với Đói" tại Brazil, vốn đã kéo 40 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói, để qua đó nhấn mạnh rằng chìa khóa thành công của chương trình này là sự tham gia của các thành phố, với việc các chính quyền địa phương mở những nhà hàng bình dân cung cấp thức ăn đủ dinh dưỡng giá rẻ cũng như ưu tiên mua thực phẩm sản xuất ở địa phương.
Trong bài phát biểu trước phiên họp lần thứ ba của thị trường các thành phố tham gia Hiệp ước Chính sách Lương thực Thành thị Milan - một cam kết giải quyết nạn đói, tình trạng lãng phí lương thực và cải thiện dinh dưỡng, ông da Silva cũng trình bày về sự ủng hộ của FAO đối với việc thực thi hiệp ước này.
Đặc biệt ông nhấn mạnh đến nỗ lực của FAO nhằm thúc đẩy đối thoại giữa các nghị viện, các chương trình học hỏi lẫn nhau giữa các nông dân cũng như Hợp tác Nam-Nam và Ba bên, như là những biện pháp quan trọng để đẩy nhanh tốc độ thay đổi và chuyển đổi các hệ thống lương thực.
Cụ thể, FAO hỗ trợ các chính phủ địa phương trong việc đánh giá các hệ thống lương thực của họ, phát triển các chiến lược và kế hoạch thực phẩm của đô thị, và xác định những ưu tiên đầu tư để củng cố mối liên kết với khu vực nông thôn.
Ông Graziano da Silva cũng nhấn mạnh đến việc cần phải phối hợp các nỗ lực với Chương trình Nghị sự Đô thị Mới.
Chương trình này được các nhà lãnh đạo thế giới thông qua hồi tháng 10 năm ngoái và xem đây là tiêu chuẩn toàn cầu mới cho sự phát triển đô thị bền vững.
Theo người đứng đầu FAO, Chương trình Nghị sự Mới tập trung vào nỗ lực chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng đồng thời hối thúc sự hợp tác hơn nữa giữa các chính sách lương thực và nâng lượng và những chính sách liên quan đến nước, sức khỏe, giao thông và rác thải./.
Trước một hội nghị toàn cầu của các thị trưởng và đại diện đến từ hơn 150 thành phố, ông da Silva cho biết có nhiều dạng suy dinh dưỡng - thừa cân, béo phì hay thiếu hụt vi sinh - đang đe dọa sức khỏe của hàng triệu người trên khắp thế giới.
Điểm sáng là nhiều thành phố đang hành động giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng, song hiệu quả có thể sẽ lớn hơn nếu như có thể thiết lập các mối quan hệ đối tác với xã hội dân sự, khu vực tư nhân, các tổ chức sản xuất và nghiên cứu...
Người đứng đầu FAO viện dẫn kinh nghiệm của chính ông với Chương trình "Nói không với Đói" tại Brazil, vốn đã kéo 40 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói, để qua đó nhấn mạnh rằng chìa khóa thành công của chương trình này là sự tham gia của các thành phố, với việc các chính quyền địa phương mở những nhà hàng bình dân cung cấp thức ăn đủ dinh dưỡng giá rẻ cũng như ưu tiên mua thực phẩm sản xuất ở địa phương.
Trong bài phát biểu trước phiên họp lần thứ ba của thị trường các thành phố tham gia Hiệp ước Chính sách Lương thực Thành thị Milan - một cam kết giải quyết nạn đói, tình trạng lãng phí lương thực và cải thiện dinh dưỡng, ông da Silva cũng trình bày về sự ủng hộ của FAO đối với việc thực thi hiệp ước này.
Đặc biệt ông nhấn mạnh đến nỗ lực của FAO nhằm thúc đẩy đối thoại giữa các nghị viện, các chương trình học hỏi lẫn nhau giữa các nông dân cũng như Hợp tác Nam-Nam và Ba bên, như là những biện pháp quan trọng để đẩy nhanh tốc độ thay đổi và chuyển đổi các hệ thống lương thực.
Cụ thể, FAO hỗ trợ các chính phủ địa phương trong việc đánh giá các hệ thống lương thực của họ, phát triển các chiến lược và kế hoạch thực phẩm của đô thị, và xác định những ưu tiên đầu tư để củng cố mối liên kết với khu vực nông thôn.
Ông Graziano da Silva cũng nhấn mạnh đến việc cần phải phối hợp các nỗ lực với Chương trình Nghị sự Đô thị Mới.
Chương trình này được các nhà lãnh đạo thế giới thông qua hồi tháng 10 năm ngoái và xem đây là tiêu chuẩn toàn cầu mới cho sự phát triển đô thị bền vững.
Theo người đứng đầu FAO, Chương trình Nghị sự Mới tập trung vào nỗ lực chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng đồng thời hối thúc sự hợp tác hơn nữa giữa các chính sách lương thực và nâng lượng và những chính sách liên quan đến nước, sức khỏe, giao thông và rác thải./.
Đánh giá về Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ 2017  (21/10/2017)
Khám phá vẻ đẹp biển đảo Việt Nam giữa lòng thủ đô Paris nước Pháp  (21/10/2017)
Latvia mong muốn tăng cường hợp tác nhiều mặt với Việt Nam  (21/10/2017)
Tổng kết thí điểm tự chủ đại học: “1 khóa, 2 chìa và 4 nấc”  (21/10/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên