Sự thật phía sau tấm màn kịch “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”
21:10, ngày 20-08-2016
TCCSĐT - Dưới những chiêu bài "dân chủ, nhân quyền”, một số người tự xưng mình là những người có "sứ mệnh" - những người “trung thành” với Đảng, đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền” Việt Nam. Vậy thực chất quan điểm chính trị của họ là gì? Họ thường xuyên đăng tải những thông tin sai trái, thù địch, bịa đặt, lợi dụng vấn đề "dân chủ, nhân quyền" nhằm nói xấu chế độ, chống phá nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
Sự thật về những kẻ “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”
Sau thành công của những cuộc xung đột chính trị mang đậm tính chất “dân chủ”, “nhân quyền” lật đổ chế độ chính trị của một số quốc gia Đông Âu và Trung Đông bằng các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng hoa”, các thế lực thù địch đang hỉ hả bê nguyên kịch bản này nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”. Đây là “bài học” mà các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã giành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, đúc kết hòng làm cho tình hình chính trị ở Việt Nam mất ổn định. Hậu quả việc bất ổn chính trị không chỉ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế đất nước mà người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất chính là nhân dân, những người lao động trong xã hội.
Phương thức tiến hành của các thế lực thù địch, phản động thường lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” để rồi tiến hành tập trung thực hiện các đòn chiến tranh tâm lý, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước; lợi dụng những hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội và những vấn đề bức xúc trong đời sống nhân dân để lôi kéo, kích động gây ra sự bất ổn ở cơ sở. Chúng tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một bộ phận nhân dân, với nhiều chiêu bài như “hỗ trợ kinh phí để thực hiện việc khiếu kiện”; “hỗ trợ nhân đạo kèm theo những điều kiện bắt buộc như tham gia hội, nhóm tham gia tọa đàm, hội thảo”, “kích động những người bất mãn với chế độ bôi nhọ cán bộ, công kích cấp ủy, chính quyền địa phương”... Ngoài ra, chúng còn lợi dụng sự bức xúc trong đời sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gây ra sự bất ổn về chính trị, sự hoài nghi về vị trí, vai trò, khả năng lãnh đạo xã hội của Đảng, từng bước hạ thấp, làm mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, phủ nhận lịch sử; tiến đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội, từ đó làm thay đổi chế độ chính trị, nhằm tạo ra cơ hội chính trị và lợi ích cho chính bản thân họ mà không hề mang lại lợi ích gì dù là nhỏ nhất cho tuyệt đại bộ phận các tầng lớp nhân dân.
Nếu đi theo con đường mà một số người kiến nghị: “Chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ”… thì kịch bản và hậu quả sẽ như thế nào? Họ không hề quan tâm đến sự khác biệt giữa các quốc gia, dân tộc, vùng miền; giữa các nước ở phương Đông và phương Tây, cũng như đặc điểm văn hóa, chính trị, kinh tế, phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, dân tộc, vùng miền. Bằng văn hóa và lối sống phương Tây, họ đang muốn phủ lên các quốc gia, dân tộc đang phát triển “làn sóng văn hóa dân chủ, nhân quyền phương Tây”, lôi kéo mọi người thừa nhận rằng, chỉ có văn hóa dân chủ, nhân quyền phương Tây mới là hình mẫu chuẩn mực nhất.
Thực chất, chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” chỉ là một trong những âm mưu, thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã và đang áp dụng nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì thế, hai trong nhiều vấn đề then chốt của các học thuyết “dân chủ, nhân quyền” kiểu phương Tây đang được các thế lực thù địch áp dụng đối với Việt Nam” là xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng và vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ sử dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” nhằm mục đích từng bước phá hoại Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, không thừa nhận chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang đồng tâm gắng sức xây đắp. Họ cũng cố tình xuyên tạc, vu cáo Việt Nam "thiếu nền dân chủ", “vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, lấy đó làm cái cớ để tuyên truyền sai lệch, nhằm kích động những phần tử bất mãn, phản động, chống đối Đảng, Nhà nước ta, tiến tới phủ nhận con đường, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn.
Kiên quyết không để cho bất kỳ thế lực nào có thể phá hoại đất nước
Đại hội Đảng XI, Đảng ta thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ tiếp tục khẳng định con đường xã hội chủ nghĩa, mà trong văn kiện này còn đề ra những nội dung mới phù hợp với xu thế lớn của thời đại. Đó là xu thế của “hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ hợp tác và phát triển”. Cương lĩnh cũng chỉ ra những thách thức đang diễn ra gay gắt trên thế giới và khu khu vực. Gần đây đã xuất hiện nhiều loại hình chiến tranh mới, rất đa dạng, như chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng, chiến tranh ủy nhiệm, can thiệp quân sự từ bên ngoài kết hợp với các hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ từ bên trong,... Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục diễn ra quyết liệt; tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo diễn ra phức tạp, khó lường. Đối với nước ta, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém. Những nguy cơ, thách thức mà Đảng ta đã cảnh báo vẫn tồn tại. Các thế lực thù địch cấu kết với bọn phản động trong nước và nước ngoài tăng cường các hoạt động chống phá nước ta bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” với những thủ đoạn, hình thức mới hết sức thâm độc, nguy hiểm.
Trên một số trang mạng xã hội, có cá nhân, thậm chí có những người dưới danh nghĩa “trung thành” với Đảng viết và phát tán trên mạng internet với những hình thức khác nhau, nhiều quan điểm sai trái, phê phán, thậm chí xuyên tạc Cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ cho rằng: “Công cuộc đổi mới gần 30 năm… vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc”. Họ “kiến nghị” “thay đổi Cương lĩnh của Đảng, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ, đòi thực hiện đa nguyên, đa đảng …”. Đây là việc làm vi phạm Điều lệ Đảng, Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng, chống sa vào chủ nghĩa cá nhân, góp phần làm cho Đảng ta thật sự “là đạo đức, là văn minh”. Người khẳng định: “Người cán bộ có bản lĩnh là người rất trung thành, kiên định với sự nghiệp cách mạng, bao giờ cũng kiên quyết làm theo mệnh lệnh của Đảng, vô luận hoàn cảnh thế nào, lòng họ cũng không thay đổi. Người yêu cầu, mọi cán bộ, đảng viên đều phải tự phê bình và phê bình, sửa chữa khuyết điểm của mình, chứ không phải chỉ đứng ngoài mà phê bình, hoặc “chờ xem”, coi như mình không có gì khuyết điểm. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa cá nhân là “địch nội xâm”, một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng. Người cho rằng: Đảng là một bộ phận của xã hội, cũng không tránh khỏi những tập tục, tính nết, khuyết điểm, thói xấu của xã hội lây ngấm vào. Nếu ai đó cho rằng, thể chế hiện nay là “độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ, chia rẽ dân tộc" và kiến nghị “thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội” thì chẳng những họ đã xuyên tạc lịch sử, mà còn là một sai lầm nghiêm trọng về tư tưởng, chính trị.
Như chúng ta đều biết, sở dĩ Việt Nam trụ vững sau sự kiện Liên Xô tan rã, Hoa Kỳ bao vây, cấm vận, đời sống của tuyệt đại đa số nhân dân vẫn ổn định, chủ quyền quốc gia được giữ vững là nhờ có đường lối chính trị đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Về tư tưởng, chính trị, việc một số người kêu gọi thay đổi Cương lĩnh có nghĩa là xóa bỏ mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một xã hội “… Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, là xóa bỏ chế độ xã hội do “nhân dân làm chủ” với “Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Hơn nữa, điều này cũng có nghĩa là xóa bỏ cả quyền con người và quyền công dân được Cương lĩnh 2011 ghi nhận, đặc biệt được quy định tại Chương II, Hiến pháp năm 2013. Về kinh tế, việc kêu gọi xóa bỏ Cương lĩnh cũng có nghĩa là xóa bỏ: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối...”. Theo quan niệm chung của cộng đồng quốc tế, nền kinh tế của Việt Nam hiện nay là “nền kinh tế thị trường”, nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Về đối ngoại và quốc phòng, an ninh, họ kêu gọi xóa bỏ Cương lĩnh cũng có nghĩa là xóa bỏ đường lối “đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế…” ; là xóa bỏ đường lối quốc phòng - an ninh “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” mà Cương lĩnh 2011 đã xác định.
Chúng ta cũng không phủ nhận, đất nước ta vẫn còn nghèo, nhiều vấn đề kinh tế, xã hội chưa được giải quyết. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, công nhân ở nhiều khu công nghiệp còn nhiều khó khăn; tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên các cấp dẫn đến làm suy giảm lòng tin của nhân dân. Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra tiếp tục tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp”. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn, sử dụng các chiêu bài “dân chủ, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta” (1). Điều đặc biệt chú ý là trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng cần xác định nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân được xem như một nội dung liên quan trực tiếp tới vận mệnh của Đảng và quyết định đến thành công của sự nghiệp cách mạng ở nước ta.
Nhân dân Việt Nam đã đi qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ để tự bảo vệ mình, tự giải phóng mình nên càng thấu hiểu thế nào là tự do độc lập, là toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Vì vậy, đương nhiên, nhân dân Việt Nam sẽ biết nhìn nhận ai là bạn và ai là thù. Sự thật vẫn là sự thật và bản thân nó chứa đựng chân lý, không ai có thể dùng ý muốn chủ quan để áp đặt. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ở Việt Nam do Đảng Cộng sản khởi xướng và lãnh đạo suốt 30 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Vị thế của đất nước Việt Nam ngày càng được nâng cao, đời sống của hơn 90 triệu người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện. Khách quốc tế, bạn bè khắp năm châu đến Việt Nam đều thấy một sự thật: Đất nước Việt Nam đã thay da đổi thịt; dù còn nhiều việc phải làm, đời sống chưa thật sự khá giả, song chính trị - xã hội của đất nước luôn ổn định, cuộc sống thật sự có hòa bình, tự do, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, nhân dân thực sự là chủ nhân của đất nước.
Với thực tiễn sinh động 86 năm của mình, Đảng ta chiếm trọn và là nơi gửi gắm niềm tin yêu của nhân dân. Với sức mạnh của “thế trận lòng dân”, Đảng đã lãnh đạo toàn dân, đưa sự nghiệp cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn. Cùng với đó là phối hợp làm tốt công tác vận động quần chúng, tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư, thực hiện tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; các tổ chức cựu chiến binh tích cực tham gia xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, qua đó, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bồi đắp sự đồng thuận xã hội trong cộng đồng dân tộc, củng cố và tăng cường “thế trận lòng dân” vững chắc; góp phần bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nâng cao cảnh giác cách mạng; tăng cường sức đề kháng làm thất bại mọi âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. Nhân dân Việt Nam quyết không để cho bất kỳ thế lực nào có thể đầu cơ trục lợi chính trị chống phá Cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng của dân, do dân và vì dân./.
----------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 29, 173.
Sau thành công của những cuộc xung đột chính trị mang đậm tính chất “dân chủ”, “nhân quyền” lật đổ chế độ chính trị của một số quốc gia Đông Âu và Trung Đông bằng các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng hoa”, các thế lực thù địch đang hỉ hả bê nguyên kịch bản này nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”. Đây là “bài học” mà các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã giành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, đúc kết hòng làm cho tình hình chính trị ở Việt Nam mất ổn định. Hậu quả việc bất ổn chính trị không chỉ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế đất nước mà người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất chính là nhân dân, những người lao động trong xã hội.
Phương thức tiến hành của các thế lực thù địch, phản động thường lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” để rồi tiến hành tập trung thực hiện các đòn chiến tranh tâm lý, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước; lợi dụng những hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội và những vấn đề bức xúc trong đời sống nhân dân để lôi kéo, kích động gây ra sự bất ổn ở cơ sở. Chúng tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một bộ phận nhân dân, với nhiều chiêu bài như “hỗ trợ kinh phí để thực hiện việc khiếu kiện”; “hỗ trợ nhân đạo kèm theo những điều kiện bắt buộc như tham gia hội, nhóm tham gia tọa đàm, hội thảo”, “kích động những người bất mãn với chế độ bôi nhọ cán bộ, công kích cấp ủy, chính quyền địa phương”... Ngoài ra, chúng còn lợi dụng sự bức xúc trong đời sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gây ra sự bất ổn về chính trị, sự hoài nghi về vị trí, vai trò, khả năng lãnh đạo xã hội của Đảng, từng bước hạ thấp, làm mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, phủ nhận lịch sử; tiến đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội, từ đó làm thay đổi chế độ chính trị, nhằm tạo ra cơ hội chính trị và lợi ích cho chính bản thân họ mà không hề mang lại lợi ích gì dù là nhỏ nhất cho tuyệt đại bộ phận các tầng lớp nhân dân.
Nếu đi theo con đường mà một số người kiến nghị: “Chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ”… thì kịch bản và hậu quả sẽ như thế nào? Họ không hề quan tâm đến sự khác biệt giữa các quốc gia, dân tộc, vùng miền; giữa các nước ở phương Đông và phương Tây, cũng như đặc điểm văn hóa, chính trị, kinh tế, phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, dân tộc, vùng miền. Bằng văn hóa và lối sống phương Tây, họ đang muốn phủ lên các quốc gia, dân tộc đang phát triển “làn sóng văn hóa dân chủ, nhân quyền phương Tây”, lôi kéo mọi người thừa nhận rằng, chỉ có văn hóa dân chủ, nhân quyền phương Tây mới là hình mẫu chuẩn mực nhất.
Thực chất, chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” chỉ là một trong những âm mưu, thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã và đang áp dụng nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì thế, hai trong nhiều vấn đề then chốt của các học thuyết “dân chủ, nhân quyền” kiểu phương Tây đang được các thế lực thù địch áp dụng đối với Việt Nam” là xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng và vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ sử dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” nhằm mục đích từng bước phá hoại Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, không thừa nhận chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang đồng tâm gắng sức xây đắp. Họ cũng cố tình xuyên tạc, vu cáo Việt Nam "thiếu nền dân chủ", “vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, lấy đó làm cái cớ để tuyên truyền sai lệch, nhằm kích động những phần tử bất mãn, phản động, chống đối Đảng, Nhà nước ta, tiến tới phủ nhận con đường, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn.
Kiên quyết không để cho bất kỳ thế lực nào có thể phá hoại đất nước
Đại hội Đảng XI, Đảng ta thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ tiếp tục khẳng định con đường xã hội chủ nghĩa, mà trong văn kiện này còn đề ra những nội dung mới phù hợp với xu thế lớn của thời đại. Đó là xu thế của “hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ hợp tác và phát triển”. Cương lĩnh cũng chỉ ra những thách thức đang diễn ra gay gắt trên thế giới và khu khu vực. Gần đây đã xuất hiện nhiều loại hình chiến tranh mới, rất đa dạng, như chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng, chiến tranh ủy nhiệm, can thiệp quân sự từ bên ngoài kết hợp với các hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ từ bên trong,... Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục diễn ra quyết liệt; tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo diễn ra phức tạp, khó lường. Đối với nước ta, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém. Những nguy cơ, thách thức mà Đảng ta đã cảnh báo vẫn tồn tại. Các thế lực thù địch cấu kết với bọn phản động trong nước và nước ngoài tăng cường các hoạt động chống phá nước ta bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” với những thủ đoạn, hình thức mới hết sức thâm độc, nguy hiểm.
Trên một số trang mạng xã hội, có cá nhân, thậm chí có những người dưới danh nghĩa “trung thành” với Đảng viết và phát tán trên mạng internet với những hình thức khác nhau, nhiều quan điểm sai trái, phê phán, thậm chí xuyên tạc Cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ cho rằng: “Công cuộc đổi mới gần 30 năm… vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc”. Họ “kiến nghị” “thay đổi Cương lĩnh của Đảng, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ, đòi thực hiện đa nguyên, đa đảng …”. Đây là việc làm vi phạm Điều lệ Đảng, Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng, chống sa vào chủ nghĩa cá nhân, góp phần làm cho Đảng ta thật sự “là đạo đức, là văn minh”. Người khẳng định: “Người cán bộ có bản lĩnh là người rất trung thành, kiên định với sự nghiệp cách mạng, bao giờ cũng kiên quyết làm theo mệnh lệnh của Đảng, vô luận hoàn cảnh thế nào, lòng họ cũng không thay đổi. Người yêu cầu, mọi cán bộ, đảng viên đều phải tự phê bình và phê bình, sửa chữa khuyết điểm của mình, chứ không phải chỉ đứng ngoài mà phê bình, hoặc “chờ xem”, coi như mình không có gì khuyết điểm. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa cá nhân là “địch nội xâm”, một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng. Người cho rằng: Đảng là một bộ phận của xã hội, cũng không tránh khỏi những tập tục, tính nết, khuyết điểm, thói xấu của xã hội lây ngấm vào. Nếu ai đó cho rằng, thể chế hiện nay là “độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ, chia rẽ dân tộc" và kiến nghị “thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội” thì chẳng những họ đã xuyên tạc lịch sử, mà còn là một sai lầm nghiêm trọng về tư tưởng, chính trị.
Như chúng ta đều biết, sở dĩ Việt Nam trụ vững sau sự kiện Liên Xô tan rã, Hoa Kỳ bao vây, cấm vận, đời sống của tuyệt đại đa số nhân dân vẫn ổn định, chủ quyền quốc gia được giữ vững là nhờ có đường lối chính trị đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Về tư tưởng, chính trị, việc một số người kêu gọi thay đổi Cương lĩnh có nghĩa là xóa bỏ mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một xã hội “… Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, là xóa bỏ chế độ xã hội do “nhân dân làm chủ” với “Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Hơn nữa, điều này cũng có nghĩa là xóa bỏ cả quyền con người và quyền công dân được Cương lĩnh 2011 ghi nhận, đặc biệt được quy định tại Chương II, Hiến pháp năm 2013. Về kinh tế, việc kêu gọi xóa bỏ Cương lĩnh cũng có nghĩa là xóa bỏ: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối...”. Theo quan niệm chung của cộng đồng quốc tế, nền kinh tế của Việt Nam hiện nay là “nền kinh tế thị trường”, nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Về đối ngoại và quốc phòng, an ninh, họ kêu gọi xóa bỏ Cương lĩnh cũng có nghĩa là xóa bỏ đường lối “đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế…” ; là xóa bỏ đường lối quốc phòng - an ninh “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” mà Cương lĩnh 2011 đã xác định.
Chúng ta cũng không phủ nhận, đất nước ta vẫn còn nghèo, nhiều vấn đề kinh tế, xã hội chưa được giải quyết. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, công nhân ở nhiều khu công nghiệp còn nhiều khó khăn; tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên các cấp dẫn đến làm suy giảm lòng tin của nhân dân. Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra tiếp tục tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp”. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn, sử dụng các chiêu bài “dân chủ, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta” (1). Điều đặc biệt chú ý là trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng cần xác định nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân được xem như một nội dung liên quan trực tiếp tới vận mệnh của Đảng và quyết định đến thành công của sự nghiệp cách mạng ở nước ta.
Nhân dân Việt Nam đã đi qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ để tự bảo vệ mình, tự giải phóng mình nên càng thấu hiểu thế nào là tự do độc lập, là toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Vì vậy, đương nhiên, nhân dân Việt Nam sẽ biết nhìn nhận ai là bạn và ai là thù. Sự thật vẫn là sự thật và bản thân nó chứa đựng chân lý, không ai có thể dùng ý muốn chủ quan để áp đặt. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ở Việt Nam do Đảng Cộng sản khởi xướng và lãnh đạo suốt 30 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Vị thế của đất nước Việt Nam ngày càng được nâng cao, đời sống của hơn 90 triệu người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện. Khách quốc tế, bạn bè khắp năm châu đến Việt Nam đều thấy một sự thật: Đất nước Việt Nam đã thay da đổi thịt; dù còn nhiều việc phải làm, đời sống chưa thật sự khá giả, song chính trị - xã hội của đất nước luôn ổn định, cuộc sống thật sự có hòa bình, tự do, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, nhân dân thực sự là chủ nhân của đất nước.
Với thực tiễn sinh động 86 năm của mình, Đảng ta chiếm trọn và là nơi gửi gắm niềm tin yêu của nhân dân. Với sức mạnh của “thế trận lòng dân”, Đảng đã lãnh đạo toàn dân, đưa sự nghiệp cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn. Cùng với đó là phối hợp làm tốt công tác vận động quần chúng, tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư, thực hiện tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; các tổ chức cựu chiến binh tích cực tham gia xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, qua đó, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bồi đắp sự đồng thuận xã hội trong cộng đồng dân tộc, củng cố và tăng cường “thế trận lòng dân” vững chắc; góp phần bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nâng cao cảnh giác cách mạng; tăng cường sức đề kháng làm thất bại mọi âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. Nhân dân Việt Nam quyết không để cho bất kỳ thế lực nào có thể đầu cơ trục lợi chính trị chống phá Cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng của dân, do dân và vì dân./.
----------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 29, 173.
Truyền thông Argentina đưa đậm nét về ý nghĩa Cách mạng tháng Tám  (20/08/2016)
Hội thảo khoa học - thực tiễn “Giảm nghèo đa chiều bền vững: Thực tiễn và định hướng, giải pháp cho các tỉnh Tây Bắc”  (19/08/2016)
Việt Nam muốn Hàn Quốc hỗ trợ đào tạo nhân lực công nghệ thông tin  (19/08/2016)
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Hội khoa học và chuyên gia Việt Nam tại Pháp  (19/08/2016)
Công điện của Thủ tướng: Chủ động đối phó với mưa lũ sau bão số 3  (19/08/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên