Tân Đại sứ Indonesia: Quan hệ Việt Nam - Indonesia đang phát triển
Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 71 nước Cộng hòa Indonesia (17-8-1945 - 17-8-2016), ngài Ibnu Hadi, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Indonesia tại Việt Nam có bài viết về mối quan hệ tốt đẹp giữa Indonesia và Việt Nam. Sau đây là nội dung bài viết:
Tôi là Ibnu Hadi, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam. Tôi rất vui khi được làm việc tại Việt Nam, một đất nước giàu truyền thống và lịch sử. Hơn nữa, tôi được làm việc tại thủ đô Hà Nội, nơi có nhiều hồ nước và đường xá xanh mát. Thành phố này có những ngôi nhà cổ kính với những tòa nhà hiện đại. Đây là những điều vô cùng ấn tượng đối với tôi.
Bên cạnh Hà Nội, tôi cũng đã có cơ hội đến thăm nhiều nơi và hoàn toàn ngạc nhiên bởi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam. Tôi đã được đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh năng động, thành phố Đà Nẵng xinh đẹp và cả thành phố Huế cổ kính và bến cảng Hải Phòng.
Tôi cũng đã có dịp đến thăm những điểm du lịch nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, Sapa và cả đảo Phú Quốc. Và những gì tôi cảm nhận được là Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt là thông qua phát triển du lịch, nông nghiệp và công nghiệp.
Đều là thành viên của khối ASEAN, Việt Nam và Indonesia có rất nhiều điểm tương đồng như: Cùng là nước có thu nhập khá với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Chúng ta cùng hướng tới công nghiệp hóa gắn liền với nông nghiệp, ngư nghiệp và khai khoáng. Chúng ta có dân số trẻ và là lực lượng lao động hiệu quả. Chúng ta có những thị trường đang lớn mạnh với cơ sở hạ tầng được cải tiến rõ rệt. Và Chính phủ hai nước đều xác định là những đối tác quan trọng của nhau và mong muốn nâng tầm quan hệ giữa hai quốc gia lên một tầm cao mới.
Năm 2015 vừa qua, hai nước đã vui mừng kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, mối quan hệ gắn bó lâu đời từ thời hai vị cha già là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno gặp gỡ lần đầu năm 1955 và đặt nền móng cho mối quan hệ lâu đời giữa hai nước.
Quan hệ giữa hai nước đang phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa xã hội và kết nối nhân dân. Chúng ta cũng đã nâng tầm quan hệ lên thành Đối tác chiến lược từ năm 2013 và một trong những mục tiêu đang phấn đấu đó là đạt 10 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương năm 2018. Điều đó có nghĩa chúng ta cần phải tăng cường xuất nhập khẩu hơn nữa để nâng tầm giá trị thương mại từ con số 5,4 tỷ USD đạt được năm 2015.
Indonesia đã mua rất nhiều mặt hàng từ Việt Nam, đáng kể nhất là điện thoại và gạo và cũng xuất khẩu nhiều sang Việt Nam đặc biệt là giấy và linh kiện ôtô, xe máy. Vì vậy, để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần phải mua và bán nhiều hơn.
Indonesia có 54 công ty đang hoạt động tại Việt Nam. Mặc dù đây không phải là con số lớn như nhiều nhà đầu tư đến từ các nước ASEAN khác nhưng chúng tôi là những đối tác lâu đời của Việt Nam trong các lĩnh vực như khai khoáng, bất động sản, nông nghiệp và hàng tiêu dùng.
Để hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế ASEAN, chúng ta cần phải trở thành một thị trường duy nhất từ đó có thể đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, thương mại cho cả khu vực. Cùng với xu hướng đó, việc tự do di chuyển về nguồn lao động, du khách và doanh nghiệp các nước cũng sẽ được đẩy mạnh. Vì vậy, Thỏa thuận ASEAN Bầu trời Mở cũng sẽ được ký kết sớm và đi vào thực tiễn.
Là Đại sứ mới tại Việt Nam, tôi mong muốn có sự kết nối giữa thủ đô Hà Nội với các thành phố thủ đô của các nước ASEAN, đặc biệt là giữa Hà Nội và thủ đô Jakarta của Indonesia. Việc này chắc chắn sẽ thúc đẩy các hoạt động du lịch, giao thương và các hoạt động kinh tế giữa hai quốc gia. Và đây là trách nhiệm của chúng ta để phát triển mối quan hệ song phương bền vững này vì lợi ích chung của nhân dân hai nước. Chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác để phát triển mối quan hệ này thành những chương trình hành động vì lợi ích nhân dân.
Xin kính chúc mọi điều tốt đẹp, sức khỏe, hòa bình và thịnh vượng đến toàn thể nhân dân hai nước Việt Nam và Indonesia./.
Việt Nam - Trung Quốc cần kiểm soát tốt các bất đồng trên biển  (17/08/2016)
Thủ tướng: Khâu yếu nhất của cải cách hành chính là cán bộ  (17/08/2016)
Kết luận của Ban Bí thư về việc xác định tuổi của Đảng viên  (17/08/2016)
Ứng phó biến đổi khí hậu vì mục tiêu phát triển du lịch bền vững  (17/08/2016)
Thủ tướng xin lỗi việc đoàn xe công vụ đi vào phố cổ Hội An  (17/08/2016)
Chương trình cải cách hành chính nhà nước: 5 năm nhìn lại  (17/08/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển