Thế và lực mới của EU
Hội nghị cấp cao Liên hiệp châu Âu (EU) họp tại Brúc-xen (Bỉ) trong hai ngày 11 và 12-12 vừa qua, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo 27 nước thành viên, đã kết thúc với những kết quả khả quan.
Hai vấn đề trọng tâm của Hội nghị cấp cao EU cuối cùng trong năm 2008 là kế hoạch hành động đối phó cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và vấn đề biến đổi khí hậu, đã được thông qua. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo EU cũng thảo luận các vấn đề như Hiệp ước Li-xbon, an toàn thực phẩm, an ninh, năng lượng...
Trước khi bế mạc Hội nghị, các nhà lãnh đạo các nước thành viên EU đã thông qua kế hoạch chống biến đổi khí hậu, với mục tiêu đến năm 2020, giảm 20% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với mức của năm 1990, nhằm đối phó tình trạng trái đất ấm lên. Với tinh thần đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, năm 2007, EU đã đưa ra kế hoạch đầy tham vọng "20-20-20". Theo đó, vào năm 2020, EU sẽ giảm 20% lượng khí thải CO2; giảm 20% việc sử dụng năng lượng và phấn đấu để các nguồn năng lượng tái sinh có thể cung cấp 20% nhu cầu năng lượng của toàn khối. Với việc thông qua kế hoạch này, EU sẽ tự tin tham dự Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu vào cuối năm 2009, ở Thủ đô Cô-pen-ha-ghen (Ðan Mạch), nơi đặt mục tiêu thông qua một thỏa thuận mới thay thế Nghị định thư Ki-ô-tô về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, sẽ hết hiệu lực vào năm 2012. Việc EU thông qua kế hoạch chống biến đổi khí hậu, được đánh giá là tham vọng nhất thế giới, gây bất ngờ trái ngược với dự đoán của giới phân tích, bởi vì những bất đồng luôn tồn tại trong nội bộ EU, nhất là trong việc thông qua những vấn đề quan trọng và nhạy cảm có ảnh hưởng nền kinh tế của các nước thành viên. Trước thềm hội nghị, các nước EU vẫn có những bất đồng vì mỗi nước đều tìm cách bảo vệ những lợi ích cho nền kinh tế và các ngành công nghiệp của nước mình. Ba Lan và một số thành viên mới ở Ðông Âu đã phản đối quy chế về mua bán quyền thải khí CO2, đòi được miễn trừ các quy định nghiêm ngặt về giảm khí thải với lý do họ còn phụ thuộc nhiều việc sử dụng than. Ðức và I-ta-li-a cũng không đồng tình vì sợ tốn kém và các ngành công nghiệp mũi nhọn của mình sẽ bị ảnh hưởng.
Kết quả của Hội nghị cấp cao EU lần này đã ghi nhận vai trò quan trọng của Pháp trong sáu tháng đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên EU từ ngày 1-7 đến 31-12, trước khi bàn giao nhiệm vụ cho CH Séc, thể hiện sự thống nhất và hợp tác mới giữa các nước thành viên EU./.
Cần coi nông nghiệp là ưu tiên hàng đầu (18/12/2008)
Cần coi nông nghiệp là ưu tiên hàng đầu (18/12/2008)
Du lịch mùa cao điểm vẫn khó khăn (18/12/2008)
- Phát triển vùng Đông Nam Bộ bền vững: Cần khơi thông “điểm nghẽn” về phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới
- Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách
- Một số suy nghĩ về công tác cán bộ của Đảng trong tình hình mới
- Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trong bối cảnh mới ở Việt Nam hiện nay
-
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay