Việt Nam và Ấn Độ tăng cường hợp tác đầu tư
Các dự án của Ấn Độ tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 33 dự án, tổng vốn đầu tư 134,9 triệu USD, chiếm 49% về tổng số dự án và 53,7% về tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là lĩnh vực khai khoáng có 3 dự án, tổng vốn đầu tư 86 triệu USD, chiếm 4% tổng số dự án và 34,2% tổng vốn đầu tư.
Ấn Độ đầu tư nhiều nhất tại hai tỉnh Tuyên Quang và Ninh Thuận. Hầu hết vốn đầu tư của Ấn Độ theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Số vốn còn lại thuộc hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và liên doanh.
Để thúc đẩy hơn nữa quan hệ đầu tư giữa hai nước, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng cho rằng trước mắt, cần tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam trong các lĩnh vực mà Ấn Độ có thế mạnh nhất là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phần mềm, công nghiệp điện, điện tử.
Mặt khác, cần đẩy mạnh đầu tư từ Việt Nam vào Ấn Độ thông qua đại diện ngoại giao tại Ấn Độ bằng hình thức hội thảo, trao đổi thông tin của doanh nghiệp hai nước hoặc tổ chức các đoàn doanh nghiệp hai nước đi khảo sát thị trường lẫn nhau.
Ấn Độ có tiềm lực mạnh trong lĩnh vực công nghệ thông tin như chính phủ điện tử, phát triển phần mềm... Đặc biệt, Việt Nam khuyến khích và mong muốn các nhà đầu tư, trong đó có Ấn Độ, đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất năng lượng bằng than, khí, kể cả năng lượng hạt nhân tại Việt Nam.
Hiện nay Việt Nam có 3 dự án đầu tư sang Ấn Độ, với tổng vốn đầu tư 23,6 triệu USD. Tiêu biểu là dự án Rohto Pharma (India) Private Ltd với tổng vốn đầu tư 22,8 triệu USD.
Các chuyên gia kinh tế cho biết khi Hiệp định Thương mại tự do Ấn Độ - ASEAN được hoàn tất, cơ hội hợp tác kinh tế và đầu tư giữa Ấn Độ và các nước ASEAN sẽ tăng lên rất nhiều./.
Dòng vốn toàn cầu giảm 60% do hậu quả nợ công EU (01/03/2013)
Trên 20 ngân hàng chưa thu phí rút tiền qua ATM (01/03/2013)
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 (01/03/2013)
Các nước cam kết tăng cường đối thoại về văn hóa (01/03/2013)
- Góp phần luận giải một số điểm mới của Luật hợp tác xã năm 2023 về mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Việt Nam hiện nay - Qua tổng kết thực tiễn mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012 - 2022
- Bảo đảm bình đẳng giới, thúc đẩy quyền tham gia chính trị của phụ nữ Việt Nam
- Nhìn lại ba năm cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa hồi kết
- Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS, Tổng Bí thư Tô Lâm
- Ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024: Tăng tốc, sáng tạo, bứt phá, hướng tới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay