Về chuyến thăm các nước châu Á của tân Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry Clin-tơn
Việc người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ chọn Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a, Hàn Quốc và Trung Quốc làm những điểm thăm chính thức đầu tiên trong sự nghiệp ngoại trưởng cho thấy chính quyền mới của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma rất coi trọng quan hệ với châu Á trong chính sách đối ngoại của mình. Sự lựa chọn này là một tính toán có tính chiến lược trong bối cảnh “những thay đổi” đang diễn ra trên thế giới và ở nước Mỹ.
Sự thay đổi lớn nhất trên thế giới khi bước vào thế kỷ XXI là so sánh lực lượng đang trong quá trình chuyển dịch từ Tây sang Đông khiến những người đang lái con thuyền ngoại giao Mỹ nhận thấy rằng: quan hệ với châu Á là một “điều thiết yếu không thể thiếu được” trong quan hệ của Mỹ đối với thế giới.
Điều này khiến cách đề cập của chính giới Mỹ, đứng đầu là Tổng thống B.Ô-ba-ma, đối với châu Á cũng đã thay đổi. Thay vì tiếp tục chính sách “chia để trị”, chính quyền mới ở Mỹ đã rất coi trọng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong lúc vẫn xem quan hệ với Nhật Bản là “hòn đá tảng” trong chính sách ngoại giao của mình ở châu Á.
Chuyến thăm châu Á của Ngoại trưởng H.Clin-tơn diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ và thế giới đang chìm trong cơn khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế mang tầm thế kỷ, đòi hỏi sự hợp tác của toàn thế giới, trước hết là giữa các nền kinh tế lớn và chính quyền Ô-ba-ma xem việc giải cứu nền kinh tế Mỹ ra khỏi khủng hoảng là ưu tiên hàng đầu.
Do đó có thể thấy rõ mục đích chính của cuộc đi thăm này là:
- Tranh thủ sự hợp tác của các nước đến thăm nhất là Trung Quốc và Nhật Bản để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế. Khi công bố lộ trình chuyến thăm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đã cho biết: Mỹ đặt lên hàng đầu chương trình đi thăm là hồ sơ “biến động trên thị trường tài chính”.
- Tiếp tục thúc đẩy quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
- Cải thiện hình ảnh của Mỹ trong thế giới Hồi giáo và Đông Nam Á.
- Vấn đề biến đổi khí hậu …
Để giải tỏa những e ngại đó, bà H.Clin-tơn hứa sẽ thông báo đầy đủ các diễn biến mới trong quan hệ với CHDCND Triều Tiên, riêng với Nhật Bản, bà H.Clin-tơn đã gặp gia đình những người Nhật được xem là bị CHDCND Triều Tiên bắt cóc và hứa sẽ giúp Nhật Bản giải quyết vấn đề này.
Chuẩn bị cho việc họp lại Hội nghị 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, bà H.Clin-tơn một mặt vẫn cử ông Cri-xtô-phơ Hin, trưởng đoàn cũ của Mỹ đi cùng, đồng thời cử ông Xte-phân Box-uốt, cựu Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc làm đặc phái viên của Mỹ về vấn đề CHDCND Triều Tiên và kiêm luôn chức Trưởng đoàn Mỹ tại cuộc đàm phán 6 bên. Điều này nhằm làm cho Hàn Quốc an tâm hơn.
Trong các cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc ở Bắc Kinh, bà H.Clin-tơn tỏ ra thực tế và khiêm nhường, tránh động chạm đến những vấn đề gay cấn. Bà H.Clin-tơn đã được tất cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc ở cấp cao nhất đón tiếp trọng thị và hai bên đã thỏa thuận sẽ đưa quan hệ đối tác giữa hai nước phát triển sâu rộng hơn, cùng nhau tăng cường hợp tác trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu, vấn đề biến đổi khí hậu cũng như trong việc phác thảo ra những đề án hợp tác trong tương lai. Mỹ khuyến khích Trung Quốc tiếp tục vai trò tích cực là chủ nhà trong cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Như vậy, có thể thấy, với cách đề cập mới của nền ngoại giao “quyền lực thông minh” của Mỹ, chính quyền Ô-ba-ma bước đầu đã tạo ra được một bước phát triển mới trong quan hệ với Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung, có lợi cho hòa bình và phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới./.
Kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng và 20 năm Ngày Biên phòng toàn dân  (02/03/2009)
Khẳng định quan hệ đồng minh lâu đời  (02/03/2009)
2 tháng đầu năm 2009: Vốn FDI đăng ký đạt hơn 5,3 tỉ USD  (02/03/2009)
Sản lượng thủy sản cả nước tăng 16%  (02/03/2009)
Giá trị sản xuất công nghiệp cả nước tăng 21,6%  (02/03/2009)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 23-2-2009 đến 1-3-2009)  (02/03/2009)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên