Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
TCCS - Ngày 25-11-2024, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc hội nghị.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điều hành Phiên khai mạc.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trên tinh thần khẩn trương quyết liệt và đổi mới, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt triển khai nhiệm vụ lớn mà Trung ương 10 khóa XIII đã xác định là: Tăng tốc bứt phá, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu năm 2024, năm 2025 và cả nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đã đề ra tạo nền tảng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới; chuẩn bị thật tốt các điều kiện tổ chức thành công Đại hội XIV của Đảng.
Gợi mở nội dung quan trọng xin ý kiến Trung ương về chủ trương tổng kết sớm toàn diện Nghị quyết số 18-NQ/TW và tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nhất là cấp Trung ương, Tổng Bí thư nêu rõ, vấn đề tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được đề cập trong nhiều nhiệm kỳ đại hội Đảng, trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và việc triển khai thực hiện đã đạt được một số kết quả bước đầu. Nhưng cũng còn nhiều việc chưa làm được, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn cồng kềnh nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, chức năng, nhiệm vụ còn trùng lắp, chồng chéo, chưa rõ ràng, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là đòi hỏi rất cấp thiết của tình hình thực tiễn.
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Bộ Chính trị đã thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ để tổng kết sớm toàn diện Nghị quyết số 18-NQ/TW, làm cơ sở báo cáo Trung ương có những quyết sách mạnh mẽ tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trước hết là các cơ quan trung ương. Xác định đây là công việc phải làm nhanh, sớm hoàn thành trước Đại hội XIV của Đảng. Cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn chủ trương này sớm được thực hiện một cách quyết liệt, đồng bộ, bài bản, tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Ngay sau khi có chủ trương của Bộ Chính trị, các công việc đã được triển khai tích cực, Bộ Chính trị đã thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ban hành quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm, kế hoạch thực hiện, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tiến hành tổng kết, theo đề cương và có định hướng cụ thể.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đây là vấn đề đặc biệt hệ trọng, tác động đến sự phát triển của đất nước, tâm tư tình cảm, quyền lợi của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Do vậy, Bộ Chính trị báo cáo Trung ương về chủ trương triển khai tổng kết để thống nhất những vấn đề về định hướng cách làm và bước đi, lộ trình cụ thể kết quả tổng kết và đề xuất cụ thể về tinh gọn, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị, Trung ương tập trung cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng này. Từ đó, tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và quyết tâm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.
Về chủ trương tái khởi động nghiên cứu triển khai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, việc phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia là vấn đề quan trọng cần phải đi trước một bước để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển với tầm nhìn phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 – 2045. Vì vậy, việc tái khởi động nghiên cứu sử dụng điện hạt nhân hiện nay là rất cần thiết để chuẩn bị cho tương lai. Đây là vấn đề trước đây đã có chủ trương và triển khai bước đầu, nhưng do một số khó khăn nhất định nên Trung ương đã quyết định dừng việc thực hiện. Hiện nay, do yêu cầu phát triển đất nước và chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết, Bộ Chính trị báo cáo Trung ương cho phép tiếp tục triển khai thực hiện để đáp ứng yêu cầu phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia trong giai đoạn mới.
Tại Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo và trình Trung ương quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ theo thẩm quyền. Những nội dung báo cáo của Trung ương tại hội nghị là quan trọng, cần có sự thống nhất cao để khẩn trương thực hiện, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị, các đồng chí Trung ương, các đại biểu dự hội nghị phát huy tinh thần trách nhiệm khẩn trương tập trung trí tuệ tham gia vào các nội dung để hội nghị đạt được mục tiêu, yêu cầu./.
Hà Phương (tổng hợp)
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia  (21/11/2024)
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW  (19/11/2024)
Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục  (18/11/2024)
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương  (18/11/2024)
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau  (17/11/2024)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm