Hà Giang tham dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác kiểm tra, giám sát 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2022
TCCS - Ngày 12-10-2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác kiểm tra, giám sát 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2022. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Hà Giang tham dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Trần Quang Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Ủy ban Kiểm tra các huyện ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc tỉnh Hà Giang.
Theo báo cáo tại hội nghị, trong 9 tháng đầu năm 2022, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng tiếp tục được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả theo quy định Điều lệ Đảng, góp phần khẳng định trách nhiệm, quyết tâm trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thành lập 11 đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra 33 tổ chức đảng trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng. Cấp ủy các địa phương, đơn vị kiểm tra hơn 33.850 tổ chức Đảng và hơn 189.290 đảng viên. Ủy ban Kiểm tra các cấp thi hành kỷ luật 72 tổ chức đảng và hơn 4.000 đảng viên; cấp ủy các cấp và chi bộ đã thi hành kỷ luật hơn 230 tổ chức Đảng và gần 9.000 đảng viên. Công tác nắm tình hình, phát hiện và quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đạt hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng, tập trung vào những lĩnh vực, địa bàn nổi cộm, dễ phát sinh vi phạm...
Tham gia thảo luận tại hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng nhấn mạnh: Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang chú trọng, lãnh đạo, chỉ đạo ban hành đầy đủ Quy chế làm việc, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát toàn khóa và hàng năm. Tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc các văn bản, hướng dẫn của Trung ương đến với các cấp ủy và đảng viên.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, cấp ủy các cấp kiểm tra hơn 1.200 cuộc đối với hơn 370 tổ chức đảng và 1.238 đảng viên. Qua kiểm tra đã kết luận 42 tổ chức đảng và 23 đảng viên chưa thực hiện tốt nội dung được kiểm tra, thi hành kỷ luật 6 tổ chức đảng và hơn 100 đảng viên. Các cuộc kiểm tra, giám sát bảo đảm đúng quy trình, quy định, sau kiểm tra, giám sát đã kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các tổ chức đảng và đảng viên vi phạm. Các quyết định kỷ luật Đảng, kết luận vi phạm sau kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy không có đơn thư khiếu nại và tố cáo vi phạm quy trình. Việc tự kiểm tra ở cấp ủy cơ sở và của đảng viên được tăng cường, tăng cả về tổ chức đảng và đảng viên tự kiểm tra…
Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát một số cấp ủy, ủy ban Kiểm tra cấp huyện chưa toàn diện; số cuộc kiểm tra, giám sát về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực còn ít; công tác nắm tình hình, lựa chọn đối tượng, nội dung kiểm tra chưa sát, dẫn đến số cuộc kiểm tra dấu hiệu vi phạm tăng, nhưng số tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm đến mức kỷ luật thấp…
Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng kiến nghị: Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền cơ cấu, có định biên, bố trí hợp lý cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra, giám sát ở các đảng ủy cơ sở có 300 đảng viên trở lên, nhất là cấp xã; đề nghị Trung ương sớm ban hành hướng dẫn thực hiện Quyết định số 56 của Bộ Chính trị về ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên; đề nghị cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét chỉ đạo các Vụ Địa bàn có cơ chế trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm với Ủy ban Kiểm tra các địa phương, nhất là nội dung, lĩnh vực kiểm tra nhạy cảm, phức tạp, mới nảy sinh trong thực tiễn thông qua các cuộc kiểm tra, xử lý sai phạm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Kết luận tại hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đề nghị cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp tiếp tục chủ động và quyết liệt hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật. Tích cực tham mưu xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định, hướng dẫn về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, bảo đảm khoa học, đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn. Nghiên cứu, phổ biến, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định, hướng dẫn mới của Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, nhất là Quy định số 69, ngày 6-7-2022 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 52 ngày 30-6-2022 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về về thực hiện Chiến lược kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030.
Ủy ban Kiểm tra các cấp tiếp tục tham mưu và tổ chức thực hiện toàn diện các nhiệm vụ theo quy định, hoàn thành kế hoạch công tác năm 2022, trọng tâm là kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Đồng thời, tham mưu xây dựng chương trình công tác năm 2023, quan tâm đến kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp…/.
Ánh Thu (tổng hợp)
Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Giang tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào dự thảo các văn bản mới về công tác tổ chức cán bộ  (11/10/2022)
Đảng bộ xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn làm tốt công tác xây dựng Đảng gắn với phát triển kinh tế - xã hội  (11/10/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay