Thực trạng và giải pháp tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng gắn liền với công tác chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay
TCCS - Nâng cao chất lượng tuyên truyền, tổng kết thực tiễn, giáo dục lịch sử Đảng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống cách mạng. Chính vì vậy, cấp ủy, chính quyền các địa phương, đơn vị trong tỉnh Thái Nguyên tập trung triển khai nghiêm túc và sáng tạo, gắn liền với chuyển đổi số, góp phần tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh.
Về công tác tuyên truyền lịch sử Đảng
Để công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử Đảng bộ địa phương đi vào nền nếp và hiệu quả, thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18-1-2018, của Ban Bí thư khóa XI, “Về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” ; trong đó, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử các ban, ngành, đoàn thể được nâng cao chất lượng. Kết quả, từ năm 2018 đến nay, các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh đã xuất bản, tái bản được 33 công trình lịch sử; cấp huyện, 9/9 huyện, thành phố đã nghiên cứu, biên soạn và chỉnh lý, bổ sung, tái bản lịch sử đảng bộ đến năm 2022; các xã, phường, thị trấn đã nghiên cứu, biên soạn, xuất bản được 63 cuốn lịch sử đảng bộ địa phương, đơn vị…
Trong 5 năm qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức 4 lớp tập huấn về nội dung, phương thức tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lịch sử đảng bộ địa phương cho các đối tượng là giảng viên, giáo viên dạy lịch sử của Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên, các trung tâm chính trị cấp huyện, các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh; cán bộ làm công tác lịch sử Đảng của tỉnh, báo cáo viên cấp tỉnh, phóng viên các cơ quan báo chí của tỉnh. Số lượng tham gia tập huấn đạt tỷ lệ 95%; tổ chức Hội thảo về “Một số vấn đề nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử địa phương, đơn vị”, thông qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác lịch sử Đảng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, công tác chuyên môn về lịch sử ở các địa phương, đơn vị.
Công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử được các cấp ủy tăng cường chỉ đạo, có sự định hướng về chính trị, tư tưởng và chính xác về nội dung, đa dạng và thiết thực về hình thức với sự tham gia của nhiều lực lượng. Hằng năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên chỉ đạo, định hướng nội dung tuyên truyền lịch sử đối với ban tuyên giáo, tuyên huấn các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, các cơ quan báo chí của tỉnh, nhằm bảo đảm công tác tuyên truyền khách quan, trung thực. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên đã đăng tải và phát sóng hàng trăm phóng sự hình ảnh, bài viết giới thiệu về lịch sử cách mạng, lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, di tích cách mạng, gắn với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh,... trên các loại hình báo chí của Đài. Từ năm 2019 đến nay, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên xây dựng fomat, kịch bản Gameshow “Dân ta phải biết sử ta” trên sóng truyền hình. Đây là sân chơi sinh động để các em học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở thể hiện sự hiểu biết và tình yêu với lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương… Báo Thái Nguyên đã tăng tải trên 500 tin, bài, ảnh, video clip tuyên truyền về các sự kiện lịch sử quan trọng của tỉnh, việc trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử... Việc chủ động, tích cực phòng ngừa, đấu tranh phê phán, phản bác các thông tin sai lệch, các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử Đảng bộ được các cấp ủy quan tâm chú trọng thực hiện.
Tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học, như Hội thảo Kỷ niệm 85 năm thành lập cơ sở Đảng Cộng sản đầu tiên tỉnh Thái Nguyên (1936 - 2021); Lễ kỷ niệm 190 năm Ngày thành lập tỉnh Thái Nguyên (4-11-1831 - 4-11-2021) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất; Hội thảo khoa học “Bác Hồ về An toàn khu Định Hóa, Thái Nguyên - Quyết định mở ra thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến, kiến quốc”; Hội thảo tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” - Giá trị lý luận và thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và rèn luyện đội ngũ cán bộ giai đoạn hiện nay” nhân kỷ niệm 75 năm Bác Hồ viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10-1947 - 10-2022) tại ATK Định Hóa - Thái Nguyên, nhằm tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Về công tác giáo dục lịch sử Đảng
Cùng với việc đa dạng các hình thức tuyên truyền, công tác giáo dục lịch sử Đảng cũng có nhiều đổi mới. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên đã hướng dẫn Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên, ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy xây dựng chương trình, lồng ghép nội dung lịch sử Đảng bộ tỉnh, lịch sử đảng bộ địa phương vào giảng dạy phù hợp với từng đối tượng
Từ năm 2018 đến nay, Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đã biên soạn và xuất bản giáo trình “Thực tiễn xây dựng và phát triển địa phương”, trong đó chú trọng xây dựng chuyên đề “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên” đưa vào chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị để tuyên truyền, giáo dục, phổ biến lịch sử Đảng bộ tỉnh đến học viên. Trong chương trình trung cấp lý luận chính trị, Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đã lồng ghép, tích hợp nội dung giảng dạy lịch sử của địa phương trong giảng dạy phần lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, định hướng nội dung và tổ chức cho học viên đi nghiên cứu thực tế tại các địa điểm di tích lịch sử cách mạng trong tỉnh.
Trung tâm chính trị cấp huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo đưa nội dung giáo dục lịch sử địa phương vào chương trình giảng dạy tại trung tâm và các nhà trường. Việc tuyên truyền lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống cách mạng cho giáo viên và học sinh được các nhà trường thực hiện thông qua nhiều hình thức, như đưa vào giảng dạy chính khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ,… Các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh chủ động xây dựng chương trình đào tạo, giảng dạy môn học giáo dục chính trị (bao gồm bài giảng về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam) bảo đảm theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội…
Tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng gắn liền với công tác chuyển đổi số
Trong giai đoạn hiện nay, chuyển đổi số đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên chuyển đổi số công tác tuyên giáo đó là số hóa nội dung công tác tuyên giáo, hình thành được cơ sở dữ liệu tuyên giáo số hay thư viện dữ liệu số về tuyên giáo, thư viện dữ liệu tuyên giáo mở. Thư viện dữ liệu tuyên giáo số là thư viện được thiết lập linh hoạt, hoạt động liên tục, có thể đáp ứng và phục vụ được người đọc bất kỳ ở đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào. Công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử, văn hóa là một trong những nội dung của nhiệm vụ ngành tuyên giáo và gắn liền với 4 lĩnh vực quan trọng của địa phương đang triển khai thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả (kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh). Tỉnh Thái Nguyên có gần 300 công trình lịch sử đảng bộ địa phương, đơn vị; lịch sử truyền thống cách mạng các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thuộc tỉnh đã thẩm định, xuất bản được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên lưu trữ; hàng nghìn tài liệu về văn hóa của tỉnh Thái Nguyên đã được nghiên cứu, biên soạn, in ấn được các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân sử dụng thường xuyên. Theo đó, các tư liệu, dữ liệu, hình ảnh về lịch sử, văn hóa tỉnh Thái Nguyên đã được số hóa trên mạng internet còn nhiều bất cập; chưa có sự tổng hợp một cách đầy đủ các tư liệu, dữ liệu hình ảnh về lịch sử, văn hóa tỉnh Thái Nguyên; các tư liệu, dữ liệu, hình ảnh về lịch sử, văn hóa tỉnh Thái Nguyên được cập nhật, số hóa trên mạng internet còn ít, chưa có tính thống nhất. Do đó, người học, người nghiên cứu vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác, sử dụng các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa tỉnh Thái Nguyên. Còn những công trình khoa học, tài liệu về lịch sử, văn hóa tỉnh Thái Nguyên đã được công bố, khai thác, sử dụng chưa được xây dựng thành bộ ngữ liệu số có tính chính thống thực hiện xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở, nên việc khai thác, sử dụng thông tin, tư liệu chưa bảo đảm tính pháp lý và khoa học.
Để làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 31-12-2020, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, về “Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”; Kế hoạch số 80/KH-UBND, ngày 20-4-2021, của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, “Về thực hiện Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên đăng ký và đã được phê duyệt thực hiện Đề tài khoa học “Nghiên cứu, xây dựng bộ ngữ liệu số góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử, văn hóa trên địa bàn Thái Nguyên” trong 2 năm 2023 - 2024, với những nhiệm vụ chủ yếu: 1- Đánh giá thực trạng sử dụng các công trình khoa học, tài liệu về lịch sử, văn hóa tỉnh Thái Nguyên; công tác quản lý, khai thác công trình khoa học, tài liệu này tại các địa phương, đơn vị, cơ sở; 2- Viết các chuyên đề khoa học theo từng chủ đề; khai thác thông tin, dữ liệu, hình ảnh về lịch sử, văn hóa theo từng chủ đề; xây dựng bộ ngữ liệu số đủ điều kiện để phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hình thức số hóa; 3-Nghiên cứu, biên soạn tài liệu hướng dẫn, sử dụng ngữ liệu lịch sử, văn hóa tỉnh Thái Nguyên phục vụ công tác giảng dạy, giáo dục của giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị các huyện, thành phố; giáo viên các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; 4- Nghiên cứu, xây dựng hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu ngữ liệu số phục vụ đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục lịch sử, văn hoá địa phương.
Với những kết quả đạt được, tỉnh Thái Nguyên đang triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng gắn với công tác chuyển đổi số, sẽ góp phần tích cực trong việc phát huy truyền thống, lịch sử vẻ vang của Đảng. Từ đó, tạo động lực tinh thần to lớn để cổ vũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nỗ lực thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, tạo cơ sở để hoàn thành mục tiêu xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại, không chỉ của vùng trung du miền núi phía Bắc, mà còn của vùng Thủ đô vào năm 2030; đồng thời, trở thành một trong những tỉnh giàu có và phồn thịnh nhất miền Bắc nước ta, như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Thái Nguyên./.
Tỉnh Thái Nguyên tập trung phát triển công nghiệp, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại  (02/07/2023)
Truyền thông chính trị trong bối cảnh chuyển đổi số ở nước ta hiện nay  (26/06/2023)
Truyền thông chính trị trong bối cảnh chuyển đổi số ở nước ta hiện nay  (26/06/2023)
Chuyển đổi số để phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng đa chức năng, kinh tế tuần hoàn  (15/06/2023)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay