Công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam
Tiếp nối truyền thống tương thân tương ái
An sinh xã hội (ASXH) trước hết là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình. Sự bảo vệ này được thực hiện thông qua các biện pháp công cộng, nhằm giúp đỡ các thành viên của xã hội trước những biến cố, những “rủi ro xã hội” dẫn đến bị giảm hoặc mất thu nhập. Bản chất sâu xa của ASXH là góp phần bảo đảm thu nhập và đời sống cho các công dân nhằm tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội và vì vậy mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc.
An sinh xã hội được nêu trong Điều 22 của Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền: Mọi người, như một thành viên của xã hội, có quyền an sinh xã hội và được quyền thực hiện, thông qua nỗ lực quốc gia và hợp tác quốc tế và phù hợp với tổ chức và các nguồn lực của mỗi quốc gia, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa không thể thiếu cho nhân phẩm của mình và sự phát triển tự do của nhân cách của mình. Nói một cách đơn giản hơn, điều này có nghĩa là xã hội có thể giúp mỗi người phát triển và tận dụng tối đa tất cả những lợi thế (văn hóa, việc làm, phúc lợi xã hội) được cung cấp cho họ trong quốc gia đó. Các hoạt động ASXH tập trung vào ba lĩnh vực chủ yếu: Phòng ngừa rủi ro; Giảm thiểu rủi ro và Khắc phục rủi ro. Tuy ASXH không loại trừ được sự nghèo túng - muốn đẩy lùi nghèo túng phải phát triển toàn kiện nền kinh tế - nhưng có tác dụng góp phần đẩy lùi nghèo túng và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Việt Nam là đất nước gánh chịu nhiều thiên tai, lũ lụt, hạn hán ở nhiều nơi. Thiên tai rình rập đặt một bộ phận dân cư đối mặt với nguy cơ rơi vào tình cảnh túng quẫn. Hậu quả của chiến tranh và những ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường như mại dâm, ma túy và các tệ nạn xã hội khác lại làm hình thành những nhóm dân cư khác cần được cứu trợ/trợ giúp xã hội. Những áp lực đó đặt nặng hơn yêu cầu xã hội mà chính sách và hệ thống ASXH phải đáp ứng. Kinh tế thị trường lại tạo ra những rủi ro khác: Phá sản, thất nghiệp đe dọa các doanh nghiệp và người lao động; phân hóa giàu nghèo là điều khó tránh khỏi… Những rủi ro này cùng góp phần làm tăng nhu cầu về ASXH.
Ở Việt Nam, so với mô hình phổ biến trên thế giới, ngoài bốn trụ cột: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và Cứu trợ xã hội, hệ thống ASXH có một cấu phần đặc thù, đó là Chính sách ưu đãi xã hội. Chính sách này xác định và thực hiện trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội, của cộng đồng chăm lo, bảo đảm cho người có công có cuộc sống ổn định và ngày càng được cải thiện. Chính sách này thể hiện đậm nét đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, thể hiện tấm lòng tôn vinh và tri ân sự hy sinh, cống hiến của những người có công với cách mạng, với nhân dân, với đất nước.
ASXH dựa trên nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và thực hiện công bằng xã hội, được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương thức và các biện pháp khác nhau trong đó nêu cao việc xã hội hóa ASXH, kêu gọi sự chung tay góp sức của cả cộng đồng bên cạnh vai trò quản lý và điều hành của Nhà nước. Tinh thần Nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ những người bất hạnh còn hoàn thiện, nâng cao thêm những giá trị nhân bản trong xã hội, và rộng hơn, nó góp phần cho xã hội phát triển lành mạnh. Những điều đó cũng là sự nối dài truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái của cộng đồng Việt Nam: Bầu ơi thương lấy bí cùng..., Lá lành đùm lá rách, Chị ngã em nâng... trong xã hội hiện đại.
Chủ trương đúng đắn và chính sách nhất quán
Ở Việt Nam, ASXH đã được thực hiện dưới nhiều hình thức: bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước, cứu trợ xã hội đối với những người nghèo, người không may bị rủi ro trong cuộc sống, ưu đãi xã hội đối với những người có công...
Trong gần 30 năm đổi mới, công tác bảo đảm ASXH ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống ASXH ngày càng đồng bộ và hoàn thiện với diện bao phủ không ngừng được mở rộng. ASXH đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho người nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội.
Các hoạt động ASXH ở Việt Nam thời kỳ trước năm 1986 hoàn toàn do Nhà nước thực hiện, với nguồn lực tài chính chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, các mặt của công tác ASXH chưa được xã hội hóa. Sang thời kỳ đổi mới, có sự chuyển giao dần một phần công việc ASXH từ Nhà nước sang cho xã hội, cho cộng đồng - nhất là các hoạt động trợ giúp xã hội, xóa đói giảm nghèo… Trước đây, đối tượng bảo hiểm xã hội chỉ bó hẹp trong phạm vi công nhân, viên chức Nhà nước và lực lượng vũ trang. Khi hình thành các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, bảo hiểm xã hội đã mở rộng cho người lao động trong các thành phần kinh tế này. Từng người dân, từng cộng đồng có điều kiện và cơ hội phát huy khả năng của mình trong cuộc sống, có điều kiện hơn để tham gia vào hệ thống ASXH (tham gia bảo hiểm xã hội), đồng thời cũng có nhiều cách, nhiều dịp để thể hiện tấm lòng và trách nhiệm của mình bằng việc trực tiếp tham gia các hoạt động ASXH (đóng góp cho các hoạt động cứu trợ/trợ giúp xã hội…). Những người thụ hưởng chính sách ASXH được bảo đảm hơn, đồng thời họ cũng có ý thức hơn đối với bản thân (đối với nhóm đối tượng của cứu trợ/trợ giúp xã hội), tích cực vươn lên để hòa nhập với cộng đồng.
Khác với nhiều nước có nền kinh tế thị trường, ASXH ở Việt Nam được thực hiện trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, ASXH ở Việt Nam còn được thực hiện trong môi trường văn hóa truyền thống. Điều này đã đem lại cho ASXH ở Việt Nam một sắc thái riêng. Việc xã hội hóa các hoạt động ASXH không phải ở đâu và lúc nào cũng hài hòa, vẫn còn hiện tượng những hoạt động của cộng đồng về ASXH có xu hướng hành chính hóa, Nhà nước hóa và ngược lại, có những hoạt động thuộc phạm vi quản lý của Nhà nước thì lại đang bị xã hội hóa một cách thái quá, nên dễ bị lạm dụng. Những điều đó cần sớm được điều chỉnh.
Đến nay, nhiều mặt của công tác bảo đảm ASXH (hoặc liên quan đến công tác bảo đảm ASXH) đã đạt được những thành tựu nổi bật:
- Số hộ nghèo giảm từ 29% (năm 2002) xuống còn 9,6% (năm 2012).
- Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam xếp thứ 127 trên tổng số 187 quốc gia nằm trong nhóm xếp loại trung bình về HDI của thế giới.
- Năm 2012, Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn 3 mục tiêu trong 8 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) do Liên hợp quốc đề ra cho các nước đang phát triển đến năm 2015. Các mục tiêu còn lại đạt được những bước tiến khả quan.
- Cả nước đã cơ bản hoàn thành phổ cập trung học cơ sở từ năm 2010, với 100% xã có đủ trường tiểu học, trung học cơ sở. Năm 2012, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi ở bậc tiểu học là 97,7% và bậc trung học cơ sở là 87,2%.
- Các loại hình bảo hiểm cho người dân ngày càng mở rộng với sản phẩm ngày càng đa dạng. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp ngày càng tăng và được hưởng các chế độ và quyền lợi kịp thời, đầy đủ, đúng quy định.
- Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi, tỷ lệ tử vong mẹ đều thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia có cùng điều kiện kinh tế. Tuổi thọ trung bình của Việt Nam hiện đạt 73-74 tuổi.
Hướng đến những mục tiêu an sinh xã hội năm 2020
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) của Đảng đã đặt ra nhiệm vụ: “Phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn, suy giảm”… “Tiếp tục sửa đổi, hoàn chỉnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, trợ giúp mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế dễ bị tổn thương vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống”; “tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình xóa đói, giảm nghèo ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn”.
Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01-6-2012, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020” yêu cầu: “Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ...”, đồng thời thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm mức sống tối thiểu và hỗ trợ kịp thời người có hoàn cảnh khó khăn.
Với quan điểm đó, Chính phủ tích cực thực hiện “Chiến lược an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” với 6 mục tiêu lớn để đến năm 2020 cơ bản hình thành một hệ thống ASXH bao phủ toàn dân; bảo đảm để người dân có việc làm, thu nhập tối thiểu, tham gia bảo hiểm xã hội; bảo đảm hỗ trợ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi thu thập thấp, người khuyết tật nặng, người nghèo…); bảo đảm cho người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin); góp phần giảm nghèo bền vững, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội.
Thực tế những năm qua đã ghi nhận Việt Nam có nhiều nỗ lực hoàn thành nhiều công việc để hệ thống ASXH ngày càng tốt hơn và việc bảo đảm ASXH phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững đất nước, bảo đảm thực hiện quyền con người của người dân. Đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện. Diện người được thụ hưởng chính sách ngày càng mở rộng, mức hỗ trợ được nâng cao. Những điều đó đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Việt Nam vẫn đang tiếp tục nỗ lực thực hiện những công việc để đạt những mục tiêu đã được xác định trong Chiến lược an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và bảo đảm phát triển đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
Phải đổi mới tư duy để đổi mới giáo dục  (24/11/2013)
Tiến tới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái  (24/11/2013)
COP 19 đã đạt được thỏa hiệp để hướng tới một Hiệp ước toàn cầu  (24/11/2013)
Tổng thống Mông Cổ kết thúc chuyến thăm Việt Nam  (24/11/2013)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm vùng lũ Quảng Ngãi  (24/11/2013)
CPI tháng 11 tăng thấp nhất trong vòng 5 năm qua  (24/11/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay