Tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao thế chủ động trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 trong tình hình mới
TCCS - Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, tỉnh Vĩnh Phúc đã khẩn trương truy vết, cách ly y tế và lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ các trường hợp F1, F2 có liên quan đến bệnh nhân mắc COVID-19 người Trung Quốc và các trường hợp có liên quan mắc mới khác. Với phương châm “phòng, chống dịch từ sớm, từ xa và bảo đảm tuyệt đối không bị động, bất ngờ”.
Đây là lần thứ hai trong vòng hơn một năm, tỉnh Vĩnh Phúc bước vào cuộc chiến với đại dịch COVID-19. Chính vì có kinh nghiệm trong phòng, chống dịch bệnh, tỉnh sớm kích hoạt hệ thống y tế, cảnh báo người dân ngay từ ngày 28-4-2021, khi mới phát hiện một trường hợp nhập cảnh nghi ngờ đang được cách ly tại khách sạn Dic Star (thành phố Vĩnh Yên). Khi dịch bùng lên ở quán bar - karaoke Sunny (thành phố Phúc Yên) và Trung tâm chăm sóc sức khỏe Hoa Sen (thành phố Vĩnh Yên), lan nhanh ra 6/9 huyện trong tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đưa ra chỉ đạo hằng ngày cho các cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, Ủy ban nhân dân tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, yêu cầu phải tranh thủ từng phút quý báu để phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, tỉnh đã chỉ đạo khoanh vùng dịch tễ tất cả các địa điểm đi/đến/qua/ở của các trường hợp mắc COVID-19. Thông báo thông tin cụ thể tất cả các địa điểm của các trường hợp mắc COVID-19 trên địa bàn đến các tỉnh, thành phố và tại Vĩnh Phúc để truy vết, cách ly, xét nghiệm sàng lọc những trường hợp có tiếp xúc.
Tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiệm vụ phòng, chống dịch đối với các trường hợp liên quan đến các điểm dịch ở các địa phương khác theo thông báo của Bộ Y tế. Tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng ưu tiên theo kế hoạch, bảo đảm an toàn, đúng tiến độ. Truy vết nhanh các trường hợp nghi ngờ, triển khai lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng ở các khu vực phong tỏa…
Dịch COVID-19 lần này khác hẳn so với lần trước, bởi tốc độ lây lan nhanh hơn, mạnh hơn. Để ứng phó, cấp ủy, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai các biện pháp quyết liệt đề dập dịch.
Tỉnh Vĩnh Phúc đã nâng cấp độ cảnh báo, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 15, một phần của Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, trước tình hình dịch bệnh với biến chủng mới, tỉnh đã chuyển hướng chiến lược từ “điều tra, truy vết, xét nghiệm” trong năm 2020 thành “Bao vây, khoanh vùng, đón đầu, đánh chặn” bằng biện pháp mở rộng xét nghiệm đối tượng nghi vấn, có khả năng lây nhiễm cao, như ở Khu đô thị Đồng Sơn, thành phố Phúc Yên; thôn Báo Văn 1, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc…
Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các sở, ban ngành chuyên trách tập trung cao độ vào 2 nhiệm vụ: Thứ nhất, triển khai duy trì thường xuyên việc truy vết, xử lý xét nghiệm và cách ly, quản lý theo quy định các nhóm đối tượng là F1, F2… có nguồn gốc lên quan đến vùng dịch và các trường hợp nhiễm bệnh trên địa bàn; thứ hai, mở rộng tầm soát rủi ro, triển khai xét nghiệm xác xuất đến các nhóm đối tượng là các cơ quan, bệnh viện, doanh nghiệp, chợ trung tâm, siêu thị, trường học, lái xe công cộng, bến tàu, bến xe…, tập trung vào các nhóm nguy cơ cao thường xuyên đi lại, tiếp xúc với các địa phương bên ngoài, tiếp xúc với nhiều người.
Để triển khai công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 có hiệu quả, từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện trở lại trên địa bàn đến nay, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã có hàng chục công văn chỉ đạo, cuộc họp quan trọng được tổ chức khẩn trương trên tinh thần cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc với nhiều biện pháp phòng, chống dịch mạnh mẽ được triển khai.
Đến thời điểm này, tất cả những trường hợp dương tính đều trong dự báo và trong tầm kiểm soát. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã có quyết định tăng số cơ sở cách ly y tế tập trung trên toàn tỉnh lên 23 cơ sở, với quy mô từ 1.400 giường lên 6.000 giường nhằm đáp ứng tình hình hiện nay. Tăng khả năng xét nghiệm lên 5 lần, tối thiểu đạt 5.000 xét nghiệm/ngày; mở rộng xét nghiệm sang các đối tượng F2 và những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao…
Đứng trước những thách thức chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân và các lực lượng vũ trang tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục phát huy kinh nghiệm, thành quả đã đạt được trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền; Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các địa phương; sự tin tưởng, quyết tâm, chung sức, đồng lòng, ủng hộ của nhân dân trong tỉnh, Vĩnh Phúc kiên quyết đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh COVID-19 đem lại sự an toàn và bình yên cho nhân dân trong tỉnh./.
Phát huy hiệu quả quản trị, Petrovietnam có bước tăng trưởng mạnh  (09/05/2021)
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện đúng yêu cầu “chống dịch như chống giặc”  (07/05/2021)
Hà Nội và 4 tỉnh, thành cùng chung sức làm đại dự án đường Vành đai 4  (06/05/2021)
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị ở Trung ương
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm