Hà Nội đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo
TCCS - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 175/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững, giai đoạn 2021 - 2025”. Trong đó, nhấn mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tận dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Để hiện thực hóa khát vọng trở thành quốc gia thịnh vượng vào năm 2045, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có nội dung đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thách thức của việc đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2025 không chỉ là khắc phục triệt để những hạn chế, bất cập từ mô hình tăng trưởng trước đây mà còn phải đề xuất những giải pháp mới.
Cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ cách thức tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu là một chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng, Nhà nước là nhân tố quyết định để Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Về bản chất, đổi mới mô hình tăng trưởng chính là đổi mới cách thức tăng trưởng từ chủ yếu dựa vào tăng vốn, lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên thiên nhiên sang tăng trưởng chủ yếu dựa vào năng suất, chất lượng. Nói cách khác là chủ yếu dựa vào sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm bảo đảm phát triển nhanh, bền vững, chất lượng và hiệu quả. Đổi mới mô hình tăng trưởng cũng bao hàm cả quá trình cơ cấu lại nền kinh tế nhằm huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực theo hướng hợp lý và hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tham gia một cách chủ động, hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, qua đó làm tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế với các cú sốc bên ngoài.
Với vai trò là một trong những trung tâm kinh tế đầu tàu của cả nước, Hà Nội cần đi đầu trong đổi mới tăng trưởng theo hướng nhanh, bền vững. Về tổng quát, Hà Nội xác định đổi mới mô hình tăng trưởng; phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô; quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVII.
Về mục tiêu cụ thể, trước mắt thành phố ưu tiên nguồn lực để kiểm soát đại dịch COVID-19, thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế. Nỗ lực lấy lại đà tăng trưởng, thực hiện các giải pháp đồng bộ tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế Thủ đô dựa trên ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tập trung thu hút và tăng cường quản lý, sử dụng các nguồn lực hiệu quả, hợp lý để đầu tư xây dựng, phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng. Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phục vụ phát triển, quyết liệt thực hiện các giải pháp đột phá nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế gắn với nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, bảo đảm phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững. Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao uy tín, vị thế Thủ đô.
Hoàn thiện chính sách về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo
Hoàn thiện chính sách về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo là tiền đề quan trọng nhằm thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng vì vậy Hà Nội cần tập trung làm tốt các vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiên cứu, đề xuất với Trung ương hoàn thiện các chính sách về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế; nhất là cơ chế quản lý, chính sách tài chính; cho phép Hà Nội thực hiện cơ chế, thử nghiệm chính sách mới, trước hết là các chính sách thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo,... Nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp, bảo đảm tính khả thi để đề xuất đưa vào Luật Thủ đô (sửa đổi). Hoàn thiện chính sách vượt trội nhằm thu hút, đào tạo, đãi ngộ và sử dụng đội ngũ trí thức, nhất là đội ngũ chuyên gia công nghệ, nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, các nhà khoa học quốc tế.
Thứ hai, xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
Thứ ba, triển khai các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng, hiện đại hóa hạ tầng thông tin và truyền thông, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, công nghệ số trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quản lý đô thị, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội. Cơ bản hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới hình thành chính quyền số ở Thủ đô.
Thứ tư, nâng cao năng lực độ ngũ cán bộ quản lý khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của thành phố. Tăng cường kết nối, phát huy có hiệu quả tiềm lực khoa học - công nghệ quốc gia trên địa bàn trong việc tháo gỡ, giải quyết các thách thức của thành phố.
Thứ năm, khơi thông nguồn lực xã hội đầu tư cho khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; khuyến khích các doanh nghiệp trích lập và sử dụng hiệu quả Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.
Hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được coi là một trong những động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế, là “chìa khóa” để Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo.
Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cho kinh tế Thủ đô được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, doanh nghiệp được xác định có vai trò quan trọng trong hình thành và liên kết mạng lưới các trung tâm đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố.
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận với thông tin công nghệ trong nước và quốc tế, bao gồm thông tin về sáng chế, thông tin công nghệ, thông tin về tổ chức trung gian, các xu hướng thị trường...
Khuyến khích các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đi tiên phong trong nhập khẩu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ nguồn và chia sẻ, lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp...
Cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, tạo điều kiện để phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có quy mô hợp lý và giá thuê đất phù hợp với khả năng của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong các ngành có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao, tham gia mạng lưới liên kết sản xuất, chuỗi giá trị sản phẩm định hướng xuất khẩu và phát triển công nghiệp hỗ trợ và chuỗi giá trị toàn cầu.
Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; chú trọng xúc tiến, trao đổi, kết nối với các đối tác quốc tế đến từ các quốc gia phát triển có nền khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại; thu hút sự tham gia đóng góp của cộng đồng các nhà khoa học, người Việt Nam ở nước ngoài. Thúc đẩy việc ký kết, triển khai các dự án, chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo để góp phần huy động nguồn lực, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ mới./.
Hà Nội xác định hội nhập quốc tế là động lực của sự phát triển bền vững  (23/10/2021)
Tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái thể chế để thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước tích cực tham gia xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ trong bối cảnh mới  (23/10/2021)
Hà Nội xây dựng nông thôn mới thực chất, vững bền, theo tiêu chí đô thị  (21/10/2021)
Ban Chỉ huy quân sự quận Cầu Giấy chủ động, tích cực làm tốt công tác dân vận trong tình hình mới  (20/10/2021)
Hà Nội đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh  (20/10/2021)
- Quản lý văn phòng đại diện của các cơ quan báo chí tại khu vực miền Trung hiện nay
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay