Ngành điện miền Bắc vừa khắc phục thiệt hại thiên tai, dịch bệnh vừa bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh
TCCS - Trước diễn biến phức tạp và ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 tới toàn xã hội nói chung và ngành điện riêng, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã và đang nỗ lực duy trì hoạt động ổn định, bảo đảm cung ứng điện đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân, hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ, kế hoạch được giao, nỗ lực khắc phục những thiệt hại do thiên tai, thời tiết khắc nghiệt gây ra trên lưới điện trong các tháng đầu năm 2020, đồng thời thực hiện chủ trương giảm giá điện cho các đơn vi bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong 3 tháng tới.
Khắc phục sự cố mọi lúc, mọi nơi, trong mọi tình huống
Những tháng đầu năm 2020, đặc biệt từ tết Nguyên Đán Canh Tý đến nay, trên địa bàn các các tỉnh miền Bắc do EVNNPC chịu trách nhiệm vụ quản lý vận hành, kinh doanh bán điện cho hơn 10 triệu khách hàng luôn có diễn biến thời tiết khắc nghiệt, ảnh hưởng đến lưới điện, đòi hỏi hơn 2,8 vạn cán bộ, công nhân viên điện lực luôn phải nỗ lực, căng mình để bảo đảm vận hành, đáp ứng nhiệm vụ bảo đảm điện cho nhân dân.
Tại một số tỉnh thành miền Bắc, trong các tháng vừa qua đã xảy ra nhiều lần mưa đá, giông lốc đặc biệt là khu vực phía Tây Bắc. Cụ thể, ngay trong đêm 30 Tết đã có mưa đá tại một tỉnh miền núi phía Bắc, tiếp đến là trận giông lốc lớn và mưa đá kéo dài khoảng hơn 30 phút vào tối 2-3-2020 và ngày 3-3-2020 đã gây ngập úng nhiều tuyến đường phố, hư hỏng nhà cửa, gẫy đổ cây cối, cột điện ở nhiều tỉnh, thành phố miền Bắc gồm: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang, Hòa Bình, Cao Bằng, Thái Bình, Hưng Yên.... Lưới điện và tài sản do ngành điện miền Bắc bị ảnh hưởng và thiệt hại lớn. Tuy nhiên với tinh thần ứng phó với sự cố kịp thời, luôn bảo đảm nguồn lực 4 tại chỗ, công nhân ngành điện các tỉnh miền Bắc đã thức xuyên đêm, “bỏ” Tết đầm ấm bên gia đình để khắc phục sự cố để cấp điện trở lại cho các phụ tải, bảo đảm giữ “ấm” cho kỳ nghỉ lễ tết an toàn, thông suốt của nhân dân.
Trận mưa đá và giông lốc xảy ra tối ngày 2-3-2020, khiến khu vực thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và Yên Bình tỉnh Yên Bái tan hoang với nhiều cây cối gãy đổ, nhiều ngôi nhà bị tốc mái. Mưa đá đã làm mất điện trên diện rộng, gián đoạn việc cung cấp điện cho gần 60 nghìn khách hàng trong toàn thành phố và một số xã huyện Yên Bình, nhiều cột điện đường dây 22kV, 35kV và cột điện hạ thế bị gãy, đổ, nhiều đường dây bị đứt, nhiều sứ và và hòm hộp công tơ bị vỡ, một số trạm biến áp hạ thế bị sự cố, nhiều dây sau công tơ là tài sản của của khách hàng bị đứt. Cán bộ, công nhân viên bỏ lại gia đình đang tan hoang ở phía sau, tập trung cùng toàn bộ nhân lực của điện lực và đội xung kích công ty, xuyên đêm để khẩn trương khắc phục sự cố cấp lại điện cho nhân dân.
Vừa qua, ngay trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội và cao điểm của thời gian thực hiện các biện pháp cấp bách của Chính phủ để đẩy lùi dịch bệnh COVID-19, sáng ngày 18-3-2020, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra hiện tượng lốc kết hợp mưa đá, lưới điện của Công ty Điện lực Vĩnh Phúc cũng bị ảnh hưởng do mưa sét gây gián đoạn cấp điện cho khách hàng khu vực huyện Lập Thạch và Tam Đảo. Ngay khi sự cố xảy ra, Công ty Điện lực Vĩnh Phúc đã nhanh chóng triển khai các phương án khắc phục sự cố và chuyển phương thức cấp điện để giảm tối đa thời gian và phạm vi mất điện của khách hàng.
Ngày 12-4-2020, ngay tại thời điểm cả nước thực Chỉ thị 16 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid, thực hiện cách ly xã hội, tại khu vực xã Đan Thượng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ cũng đã xảy ra mưa dông trên diện rộng, sét đánh gây sự cố tại trạm biến áp. Ngay sau khi nhận được thông tin sự cố, Điện lực Hạ Hòa đã cử người nhanh chóng đến hiện trường kiểm tra và lập phương án xử lý, bảo đảm đóng điện kịp thời và khắc phục trở lại cho các phụ tải trong khu vực.
Trong những ngày này, cả nước thực hiện khuyến cáo của Chính phủ là ở nhà nếu không có việc cấp thiêt, học sinh nghỉ học dài ngày nên nhu cầu sử dụng điện tại các hộ gia đình tăng cao, nhiều khu vực phụ tải tăng đột biến, gây sự cố đột xuất, do vậy, những người “lính” vận hành vẫn phải luôn kịp thời vừa bảo đảm các biện pháp an toàn trong phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo đảm khắc phục nhanh nhất các sự cố lưới điện để nỗ lực cung cấp điện an toàn, ổn định cho mọi khách hàng sinh hoạt và các phụ tải quan trọng, như khu cách ly, bệnh viện dã chiến, có sở khám chữa bệnh, bệnh viện,...
Luôn nỗ lực, quyết tâm bảo đảm vận hành an toàn, cung ứng điện ổn định
Cán bộ, công nhân viên Điện lực miền Bắc với tinh thần không hoang mang, dao động, quyết tâm sẵn sàng đối phó dịch bệnh COVID-19, bảo đảm an toàn sức khoẻ, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng dịch cho bản thân, cộng đồng đã luôn nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ chuyên môn, thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thực tế trong những ngày vừa qua, bên cạnh việc bảo đảm an toàn tính mạng và sức khỏe cho toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động của Tổng Công ty, hạn chế tối đa các tác động xấu của dịch bệnh gây ra, EVNNPC đã luôn duy trì hoạt động ổn định trên tất cả các mặt công tác, bảo đảm cung ứng điện đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân, nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ, kế hoạch năm 2020 và kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 được Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao, bảo đảm cân đối tài chính, quản trị tốt dòng tiền và bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hạn chế rủi ro trước các ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Tại các đơn vị trong toàn EVNNPC đều đã chủ động xây dựng các kịch bản tham gia ứng phó với các tình huống khẩn cấp, bảo đảm yêu cầu cung ứng điện kịp thời, an toàn, liên tục trong mùa dịch, đặc biệt tại các vùng dịch, khu dã chiến và các tòa nhà cách ly trên địa bàn quản lý theo yêu cầu của Chính phủ.
Bắt đầu từ ngày 30-3-2020, các công ty điện lực thuộc EVNNPC đã tiến hành cách ly toàn bộ cán bộ, công nhân viên Trung tâm Điều khiển xa, Phòng Điều độ để bảo đảm tuyệt đối an toàn cho đội ngũ này. Công tác điều hành chỉ đạo công việc đều triển khai qua điện thoại, mạng nội bộ. Đặc biệt, mọi sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên Trung tâm đều được cách ly triệt để, được bố trí khu vực ăn nghỉ tách biệt, có lỗi đi riêng để bảo đảm hoạt động điều hành hệ thống phân phối điện.
Ngoài việc tuân thủ tuyệt đối các quy định y tế và quy định của địa phương, quyết liệt triển khai các giải pháp phòng, chống đã lập, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, một số nguyên tắc trong công tác trong phương án trực vận hành ứng phó dịch COVID-19 lan rộng đã được các đơn vị trong EVNNPC triển khai, như các tổ thao tác lưu động thuộc đội quản lý cao thế thực hiện tách thành nhiều nhóm, giãn ca (theo phương án đi 2 ca/2 kíp) để thực hiện trực giám sát, thao tác tại các trạm riêng trong cụm; xem xét phương án cô lập như trung tâm điều khiển xa khi quận, huyện nơi đặt trạm có đối tượng nhiễm. Đối với TBA 110kV truyền thống và nhân viên trực vận hành tại các điện lực thực hiện chia ca, tách tốp, đi 3 ca/3 kíp hoặc 2 ca/3 kíp để tăng tính dự phòng và hạn chế tiếp xúc. Đối với các đội sửa chữa, thí nghiệm, đội đường dây, thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất theo phương án khoán quản với từng nhân viên (kiểm tra khu vực được quản lý, không tập trung tại tổ đội); tách tổ, đội thành từng nhóm, bố trí các nhóm tại các địa điểm khác nhau, tránh tiếp xúc giữa các nhóm, để giảm nguy cơ lây nhiễm. Đối với đội ngũ công nghệ thông tin thực hiện trực online, sẵn sàng huy động khi có xảy ra sự cố, bất thường trên hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông. Các công ty điện lực cũng thực hiện sẵn sàng danh sách các cán bộ dự phòng để thay thế nhân viên vận hành khi phải đi cách ly tập trung y tế; tổng hợp nhân lực đã trải qua công tác trực vận hành tại các trạm biến áp, đội vận hành... hiện đang điều chuyển thực hiện công tác khác để sẵn sàng huy động trở lại vận hành trong trường hợp đơn vị có đối tượng nhiễm COVID-19; thực hiện điều động giữa các tổ, nhóm cùng đơn vị trong trường hợp có người nhiễm hoặc nghi nhiễm sau khi đã kiểm tra dịch tễ, sức khỏe đối với người được điều động….
Đẩy mạnh làm việc trực tuyến, bảo đảm công tác kinh doanh dịch vụ khách hàng thuận tiện
Để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn và sức khỏe của cán bộ, công nhân viên, EVNNPC đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công văn, công việc, tăng cường làm việc trực tuyến, họp trực tuyến; chủ động phối hợp làm việc trực tuyến với các đối tác, khách hàng; đẩy mạnh đấu thầu qua mạng, cung cấp các dịch vụ điện qua mạng; xây dựng phương án cho cán bộ, công nhân viên làm việc từ xa để giảm số người làm việc tại trụ sở cơ quan; hạn chế tối đa tổ chức hội họp trực tiếp đông người, đi công tác trong và ngoài nước.
Đối với công tác tiếp nhận yêu cầu các dịch vụ điện (như cấp điện mới, các dịch vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán điện), các công ty điện lực đã và đang thực hiện việc tiếp nhận yêu cầu qua tất cả các kênh cung cấp dịch vụ (bao gồm tại các trung tâm chăm sóc khách hàng và tại phòng giao dịch khách hàng...), đặc biệt ưu tiên qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Theo số liệu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong tháng 3-2020 các tổng công ty điện lực, trong đó có EVNNPC, đã tiếp nhận 745.000 yêu cầu về dịch vụ điện, trong đó 92,5% số yêu cầu được khách hàng thực hiện trực tuyến và qua các trung tâm chăm sóc khách hàng. Từ khi Cổng Dịch vụ công Quốc gia đi vào hoạt động (9-12-2019) đến đầu tháng 4-2020 có trên 23.000 hồ sơ xử lý trên Cổng, trong đó số yêu cầu về dịch vụ điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp nhận, xử lý trên Cổng đã đạt 12.700 hồ sơ, chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng số hồ sơ xử lý trên Cổng.
EVNNPC kêu gọi khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả
Hiện nay, thời tiết mới bắt đầu bước vào mùa nắng nóng, nhưng do việc học sinh nghỉ học dài ngày, người dân ở nhà phòng chống dịch bệnh COVID-19 nên nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù Chính phủ, Bộ Công Thương và ngành điện đã thực hiện giảm 10% giá điện của bốn bậc thang đầu cho các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, nhưng nếu sử dụng thiết bị điện không đúng cách thì tiền điện tăng lên rất nhiều. Để hạn chế việc hóa đơn tiền điện tăng cao, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc mong muốn và kêu gọi người dân nên sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách, đúng yêu cầu. Cụ thể, tại các gia đình cần sử dụng đèn LED để chiếu sáng; tắt các thiết bị điện khi không cần thiết; không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị công suất lớn; trang bị các thiết bị được dán nhãn tiết kiệm năng lượng; đặt điều hoà ở nhiệt độ làm mát từ 26 độ trở lên và chỉ sử dụng khi thật cần thiết; kiểm tra lại đường dây và thiết bị bảo vệ điện trong nhà,…. Đặc biệt, hãy tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời và thông gió tự nhiên để không khí lưu thông, thoáng mát, vừa giúp tiết kiệm điện, vừa giúp làm giảm mật độ virus, vi khuẩn hạn chế bệnh dịch lây lan./.
KẾT QUẢ SẢN XUẤT, KINH DOANH QUÝ I-2020 CỦA EVNNPC
Thương phẩm quý I-2020 thực hiện 16.192,21 Tr.kWh, tăng trưởng 7,87% so với cùng kỳ. Thành phần công nghiệp xây dựng chiếm 65,49% và tăng trưởng 8,7%; thành phần quản lý tiêu dùng chiếm 28,49% và tăng trưởng 6,99% so với cùng kỳ; thành phần thương nghiệp - dịch vụ chiếm tỷ lệ 2,38% và tăng trưởng âm so với năm 2019 (-4,06%).
Tỷ lệ tổn thất quý I: 5,28%, giảm 0,1% so với cùng kỳ
Tất cả 14 chỉ tiêu chất lượng dịch vụ khách của Tổng Công ty đều đạt so với quy định của EVN
Chỉ số tiếp cận điện năng: Quý I-2020 toàn EVNNPC tiếp nhận giải quyết cấp điện cho 486 khách hàng trung áp, thời gian trung bình giải quyết các thủ tục của ngành điện là 4,8 ngày; giảm 2,2 ngày so với quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giảm 0,2 ngày so với chỉ thị của EVNNPC. Trong đó có 14 công ty điện lực thực hiện giải quyết cấp điện dưới 5 ngày, 13 công ty điện lực thực hiện từ 5 ngày đến dưới 6 ngày.
Chuyện về “nữ tướng” đầu tiên của ngành điện  (08/03/2020)
Công ty Điện lực Yên Bái xuyên đêm khắc phục sự cố điện do mưa đá  (04/03/2020)
Gần 200 hộ dân xã Nậm Chua háo hức đón điện lưới quốc gia  (25/01/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay