Bảo đảm cung ứng điện an toàn, ổn định, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
TCCS - Ngày 4-10, tại Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập EVNNPC (6-10-1969 - 6-10-2019) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, ngành điện nói chung và Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nói riêng đã tiên phong đổi mới, không ngừng đầu tư hệ thống lưới điện với quy mô ngày càng lớn.
Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã tới trao phần thưởng cao quý cho tập thể lãnh đạo và cá nhân thuộc Tổng Công ty.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, cách đây vừa tròn 50 năm, ngày 6-10-1969, Bộ trưởng Bộ Điện và Than đã ký quyết định thành lập Công ty Điện lực (tiền thân của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc ngày nay). Qua 50 năm không ngừng trưởng thành và phát triển, sau nhiều lần đổi tên, thay đổi cơ quan chủ quản và thay đổi về mô hình tổ chức, EVNNPC đã có những bước đi vững chắc, vượt qua những khó khăn, thách thức, từng bước phát triển và không ngừng lớn mạnh, luôn khẳng định được vai trò, vị trí nòng cốt của mình trong sự nghiệp phát triển ngành điện lực Việt Nam.
Nhiều lãnh đạo tiền bối của Đảng từng trưởng thành từ ngành điện, như đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (từng là thợ điện của Nhà máy điện Hải Phòng); đồng chí Phạm Hồng Thái (công nhân Nhà máy điện Vinh); nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (công nhân Nhà máy điện Hà Nội) và nhiều đồng chí khác.
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành điện nói chung và EVNNPC nói riêng đã tiên phong đổi mới, không ngừng đầu tư hệ thống lưới điện với quy mô ngày càng lớn, đáp ứng cơ bản nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Đáng lưu ý, EVNNPC đã quản lý vận hành lưới điện có quy mô lớn nhất trong 5 tổng công ty phân phối điện với 254 trạm biến áp 110 kV có tổng công suất hơn 19.000 MVA, gần 9.000km đường dây 110 kV...; tăng trưởng điện thương phẩm cao nhất toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (từ 12% đến 14%); cấp điện cho số khách hàng lớn nhất với gần 11 triệu khách hàng.
Đến nay, lưới điện đã phủ khắp từ các đô thị đến tận các miền quê, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của 27 tỉnh, thành phố phía Bắc. Hằng năm, EVNNPC cung ứng trên 70 tỷ KWh điện năng thương phẩm cho trên 11 triệu hộ khách hàng sử dụng điện thuộc địa bàn quản lý. Hiện đã có 100% số huyện, 100% số xã và 98,6% số hộ dân nông thôn sử dụng điện lưới quốc gia. Năm 2014, EVNNPC cũng hoàn thành tuyến cáp ngầm xuyên biển đưa điện ra đảo Cô Tô - huyện đảo cuối cùng của miền Bắc được cấp điện lưới.
Phó Thủ tưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định, với những thành tích đã đạt được trong 50 năm qua, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý như danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Độc lập hạng Nhất cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. Nhiều đơn vị và cá nhân đã được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cùng nhiều huân, huy chương.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, hiện nay, việc đáp ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển và sinh hoạt của người dân là điều kiện tiên quyết. Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị tập thể cán bộ, công nhân viên, người lao động của EVNNPC phải bám sát định hướng, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện 7 điều chỉnh và sắp tới là Quy hoạch điện 8); quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh để có kế hoạch phát triển trung và dài hạn.
Bên cạnh đó, EVNNPC tiếp tục rà soát, sắp xếp, đổi mới mô hình quản lý và hoạt động theo hướng tinh gọn bộ máy, đơn giản, minh bạch hóa thủ tục, tạo sự chủ động và nâng cao năng lực điều hành, quản trị doanh nghiệp. Ngoài ra, cần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năng suất lao động, giảm thời gian tiếp cận điện năng, tạo lợi thế cạnh tranh trong cơ chế thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai các cấp độ thị trường điện cạnh tranh.
Mặt khác, đơn vị cần chủ động nghiên cứu, ứng dụng và khai thác hiệu quả các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ và công nghệ thông tin; mở rộng hợp tác quốc tế để từng bước hiện đại hóa hệ thống điện, phát triển lưới điện phân phối thông minh, hiện đại, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng (đo đếm, thanh toán tiền điện…). Đặc biệt, EVNNPC phải thực hành tiết kiệm và kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường tuyên truyền, vận động khách hàng và nhân dân nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả; phối hợp tốt với khách hàng sử dụng điện để triển khai các giải pháp quản lý nhu cầu điện.
Hơn nữa, đơn vị phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên đủ trình độ làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới trong thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống điện quy mô lớn. Chăm lo và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân viên, tạo sự gắn bó giữa người lao động với đơn vị. Đồng thời, đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, góp phần cùng cả nước nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNNPC Thiều Kim Quỳnh cho biết, sự ra đời của EVNNPC là bước chuyển đổi quan trọng về cơ chế, phát huy tính năng động và tinh thần trách nhiệm cao của ngành điện trước nhiệm vụ hết sức nặng nề để nhanh chóng phục hồi thiết bị cũng như sản xuất, tạo ra hiệu quả kinh doanh, chất lượng phát triển gắn chặt với nhiệm vụ chính trị của một ngành kinh tế quan trọng.
Trong xu thế hiện nay, việc nâng cao chất lượng dịch vụ là mục đích chung các doanh nghiệp hướng tới. Theo đó, EVNNPC xác định, việc cải cách hành chính trong phục vụ khách hàng là một trong những vấn đề trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng về chất lượng dịch vụ./.
BTV/TTXVN
“Không chủ quan để bảo đảm hoàn thành toàn diện, vượt kế hoạch năm 2019”  (03/10/2019)
Cần xây dựng cơ chế liên kết về kinh tế các tỉnh biên giới  (30/09/2019)
Hoàn thiện pháp luật về an ninh mạng trong tình hình hiện nay  (25/09/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay