Đổi mới công tác kinh doanh gắn với bản sắc văn hóa EVNNPC
TCCSĐT - Đổi mới doanh nghiệp nói chung và đổi mới văn hóa doanh nghiệp nói riêng là rất khó, bởi trong quá trình đổi mới đó chúng ta phải thay đổi nhiều thói quen đã tồn tại, cố hữu. Với tinh thần ONENNPC một đội ngũ - một mục tiêu - một hành trình, dựa trên sự tôn trọng - đồng thuận - đồng hành - đồng tâm hiệp lực, EVNNPC quyết tâm đổi mới công tác kinh doanh gắn với bản sắc văn hóa EVNNPC.
Tại Hội nghị Lãnh đạo trong Hành trình văn hóa EVNNPC 2018, Ông Lê Quang Thái - Phó Tổng giám đốc EVNNPC đã có bài phát biểu tham luận nhằm đánh giá, nhìn nhận và đưa ra những định hướng đổi mới công tác kinh doanh gắn với bản sắc văn hóa EVNNPC.
EVNNPC quyết tâm đổi mới công tác kinh doanh gắn với bản sắc văn hóa EVNNPC.
Những kết quả đã đạt được
Trong một năm qua EVNNPC đã củng cố, hoàn thiện và lan tỏa sâu rộng nhiều nội dung quan trọng cụ thể như:
Thứ nhất, tầm nhìn và sứ mệnh mới của Tổng công ty được ban hành, với việc khẳng định khát vọng vươn tầm để trở thành một trong những Tổng công ty tốt nhất trong ngành và hội nhập quốc tế, với nội dung ở tầm cao nhất của văn hóa doanh nghiệp, khẳng định vươn tầm hàng đầu khu vực, theo đuổi khát vọng đó bằng chất lượng con người, dịch vụ xuất sắc và khoa học công nghệ cùng một văn hoá mạnh.
Thứ hai, hệ giá trị cốt lõi mới đã và đang được các đơn vị đón chào và lan toả mạnh mẽ trong thời gian qua. Hệ giá trị này sẽ là kim chỉ nam cho sự phát triển văn hóa doanh nghiệp của EVNNPC.
Thứ ba, chương trình đổi mới kinh doanh và dịch vụ khách hàng “Khách hàng là trung tâm”. Sau một thời gian triển khai thí điểm thì giờ đây cũng đã được đổi mới cách nghĩ, cách làm với phương châm “đổi mới văn hoá làm nền tảng và động lực thúc đẩy đổi mới kinh doanh”.
Thứ tư, hành trình văn hoá năm 2018 tập trung vào 2 nội dung văn hoá đặc biệt quan trọng là văn hóa lãnh đạo và văn hóa học tập nhằm tạo ra mũi nhọn đột phá về nhận thức tư tưởng cho đội ngũ Lãnh đạo và cán bộ quản lý chủ chốt tại các đơn vị.
Bước đầu với hành trình văn hóa của EVNNPC đang ngày càng tạo dựng thêm lòng tin cho đông đảo cán bộ, công nhân viên khi họ nhận thấy từ lãnh đạo cao nhất Tổng công ty đến các giám đốc đang có những phong cách lãnh đạo mới, phù hợp và đúng với những giá trị cốt lõi Tổng công ty đã chọn.
Thứ năm, chương trình lấy ý kiến phản hồi góp ý của cấp dưới đối với các Lãnh đạo đơn vị đã được xây dựng kế hoạch triển khai trong thời gian tới. Mục tiêu của chương trình là một trong những giải pháp giúp các vị trí lãnh đạo trong hành trình văn hóa EVNNPC hoàn thiện kỹ năng đáp ứng sự hài lòng của cấp dưới.
Thứ sáu, mô hình đổi mới kinh doanh với 3 trụ cột và 1 nền tảng; công thức này đã thể hiện được vai trò tư duy hệ thống và logic về một hệ sinh thái quản trị doanh nghiệp đầy đủ đó là con người - quy trình - công nghệ và một nền tảng văn hóa doanh nghiệp mạnh.
Thứ bảy, hàng nghìn cán bộ, công nhân viên đã được tổ chức học tập “3 thông điệp của Tổng giám đốc”. Triển khai tổ chức các chương trình khởi động đổi mới, khách hàng là trung tâm và chương trình lan toả văn hoá EVNNPC tại các đơn vị.
Thứ tám, xây dựng mô hình quản trị văn hóa doanh nghiệp mang tính chuyên nghiệp với 4 tầng : Lãnh đạo văn hoá - Quản trị văn hoá - Thực thi và duy trì văn hóa, cải tiển và phát triển bản sắc văn hoá của EVNNPC.
Với 08 nội dung nêu trên, có thể nói “Hành trình văn hoá EVNNPC” đang ngày càng hiện thực và ngày càng gắn chặt với mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty. Từ đó có thể khẳng định rằng chương trình này đã và đang tạo ra những giá trị mới giúp EVNNPC thành công hơn và phát triển bền vững hơn, vẫn giữ được bản sắc riêng và chứa đựng những giá trị truyền thống tốt đẹp của Tổng công ty trong gần 50 năm qua.
Công tác đổi mới kinh doanh gắn liền với phát triển, nâng tầm văn hoá doanh nghiệp.
Thực tế triển khai chương trình đổi mới kinh doanh và chương trình hành trình văn hoá
Qua gần một năm thực hiện hành trình văn hoá và chương trình khách hàng là trung tâm, đến nay có hơn 70% lãnh đạo các đơn vị đã và đang xúc tiến triển khai chương trình khách hàng là trung tâm với trọng tâm hướng đến nâng tầm thái độ, kỹ năng, kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý. Ngoài ra, hơn 200 cán bộ quản lý làm văn hóa doanh nghiệp và hơn 350 cán bộ truyền thông của các đơn vị đã được đào tạo một cách chuyên nghiệp để làm công tác lan toả văn hoá.
EVNNPC: Công tác đổi mới kinh doanh gắn liền với phát triển, nâng tầm văn hoá doanh nghiệp.
Đối với chương trình hành trình văn hoá, phần lớn các đơn vị đều đã nghiêm túc triển khai trong đó có hơn 50% đơn vị có sự quan tâm tuyệt đối của lãnh đạo đơn vị nên tổ chức rất nghiêm túc và chuyên nghiệp, tạo nên những cảm nhận về sự đổi mới, sự thay đổi nhận thức và thái độ rất tích cực cho cán bộ, công nhân viên, người lao động, như tại Nghệ An, Quảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Sơn la, Thái Bình, Hoà Bình, Lai châu, Hưng yên.
Một số vấn đề cần tiếp tục đổi mới công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng gắn liền xây dựng văn hoá mạnh trong thời gian tới.
Tiếp tục củng cố lòng tin bắt đầu bằng sự tôn trọng: Đổi mới luôn là một quá trình, là công việc lâu dài, đòi hỏi mỗi chúng ta cần kiên trì và kiên định theo đuổi tinh thần xuất sắc, sẽ làm được điều này khi chúng ta có được một văn hoá kinh doanh có giá trị và sức mạnh để lãnh đạo cán bộ, công nhân viên thực hiện được những mục tiêu lớn. Phương châm này cần được đội ngũ cán bộ quản lý thấm nhuần và biến thành hành động thiết thực hằng ngày của mình trong lời nói và hành động. Khi chúng ta chưa đạt được những kết quả khác biệt, hãy thay đổi cách nghĩ, cách làm để có những thay đổi trong phong cách làm việc của mình sao cho chuyên nghiệp hơn.
Đề cao tinh thần gương mẫu của người đứng đầu các đơn vị để đội ngũ nhân viên thực sự được tôn trọng và sống, làm việc trong một môi trường văn minh đề cao tri thức và năng lực.
Để xây dựng lòng tin và nhất là trong quá trình đổi mới với những gì lãnh đạo nói và lãnh đạo làm là quyết định hiệu quả của xây dựng lòng tin nhưng trước tiên chúng ta cần đề cao một giá trị cốt lõi mang tính nền tảng cho mọi quan hệ đó là sự tôn trọng, lãnh đạo chúng ta trước tiên cần tôn trọng nhân viên, tôn trọng cấp dưới và chúng ta cũng cần phải bảo đảm cấp dưới biết tôn trọng cấp trên, biết tôn trọng bản thân và đặc biệt là tôn trọng khách hàng.
Mỗi cán bộ, công nhân viên EVNNPC cần phải lắng nghe nhiều hơn phải học cách thành tâm lắng nghe những ý kiến thẳng thắn, chân thành của những nhân viên có tâm huyết và trách nhiệm cao với ngành với tổ chức. Thực tế cho thấy ở đâu nếu lãnh đạo thực sự coi trọng giá trị tôn trọng và biết lắng nghe, văn hoá ở đó tốt dần lên và khách hàng ngày càng hài lòng hơn với chúng ta.
Đưa tinh thần OneNPC trở thành văn hoá của đổi mới: Trong hội nghị của ban chỉ đạo văn hóa doanh nghiệp,Tổng giám đốc đã chỉ đạo “Chúng ta cần khẳng định rằng đơn vị nào dù có hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh mà người lãnh đạo đứng đầu không thực sự quan tâm đến việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp thì chưa đạt yêu cầu đối với thủ trưởng đơn vị đó trong giai đoạn mới sắp tới”.
Để EVNNPC có một văn hoá doanh nghiệp vượt trội chúng ta phải có những đơn vị đi đầu, không ngừng cải tiến và đổi mới không ngừng. Ở đơn vị nào mà lãnh đạo đứng đầu đã xây dựng được một nền tảng văn hoá cơ bản tốt, cơ quan ngăn nắp gọn gàng, giờ giấc làm việc, quy chế thực thi nghiêm, như PC Thái Bình, PC Quảng ninh, PC Bắc Ninh… thì chúng ta phải nắm bắt nền tảng đó, tạo thêm động lực và cơ hội mới để cán bộ, công nhân viên ngày càng hoàn thiện hơn nữa những kỹ năng và phát huy hết được khả năng sáng tạo của mình, tránh tư tưởng tự hài lòng, thậm chí tự mãn, không lắng nghe nhu cầu mới, ý kiến mới sáng tạo…. Mặt khác, một số đơn vị có lãnh đạo mới, lãnh đạo trẻ, như Hà Nam, Lào Cai, Ninh Bình chúng ta vừa phải củng cố nền móng văn hoá nhưng cũng cần mạnh mẽ, tiên phong đón đầu những cái mới, cơ hội mới của công nghệ, của quản trị hiện đại và lãnh đạo đột phá, có như vậy chúng ta mới nhanh chóng phát triển một cách hệ thống và vững mạnh.
OneNPC trước hết là tư tưởng, tinh thần đồng thuận, hành động đồng hành và cuối cùng là đồng tâm hiệp lực.
Đối với cơ quan Tổng công ty, các cán bộ, công nhân viên cần quan tâm hơn đến những gì đang thay đổi cách nghĩ, cách làm ở các công ty thành viên, cần có nhiều sự chia sẻ và cảm thông, thấu thiếu thay vì thấy nó chưa liên quan đến chức năng của mình mà lại quên đi một nhiệm vụ chung của đội ngũ lãnh đạo Tổng công ty đó là hỗ trợ bằng cách đồng hành.
Các ban chức năng của Tổng công ty cần thay đổi mạnh mẽ tư tưởng xin cho mà chuyển sang tư tưởng đồng hành cùng cơ sở để cùng nhau đổi mới. Đó chính là cách để lan tỏa và truyền cảm hứng được xuống các đơn vị cấp dưới từ phong cách lãnh đạo, điều hành của chúng ta.
Các ban Tổng công ty cần luyện tập để thực hiện được thói quen truyền cảm hứng, nêu cao tinh thần ủng hộ, đồng thuận và hợp lực thì sẽ tạo điều kiện và môi trường làm việc cho các đơn vị cơ sở đạt được hiệu quả cao hơn.
Mặt khác đơn vị cơ sở cũng phải chủ động hơn, sáng tạo hơn, mạnh mẽ hơn và thẳng thắn hơn trong mối quan hệ với Tổng công ty.
Tổng công ty và các đơn vị cần thường xuyên ngồi lại, trao đổi một cách chuyên nghiệp, thẳng thắn để cùng nhau đồng hành, chứ không phải chỉ cùng nhau giải quyết công việc.
Nâng cao chất lượng một cách toàn diện
Đối với công tác kinh doanh dịch vụ khách hàng đổi mới cần tạo ra chất lượng và hiệu quả, công tác chất lượng dịch vụ phải được quản lý tốt và chuyên nghiệp song hành với chất lượng lưới điện, việc này chúng ta vẫn quan tâm bao lâu nay nhưng với yêu cầu tình hình mới, với phong cách đổi mới - chuyên nghiệp - hành động - hiệu quả cao hơn chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống quản trị chất lượng tốt hơn cùng một văn hoá dịch vụ xuất sắc đủ mạnh để chúng ta đổi mới và sáng tạo.
Chất lượng trong sản xuất, kinh doanh đó là chất lượng của các cam kết của chúng ta với khách hàng, với Tập đoàn, với Tổng công ty. Nhưng để văn hoá ở EVNNPC có chất lượng ngày càng tốt đẹp hơn, chúng ta cần phải thay đổi nhiều về cách chúng ta quan hệ, ứng xử với nhau để cùng nhau hợp lực mạnh mẽ hơn.
Trong năm 2019, Tổng công ty dự kiến cùng lúc triển khai chương trình nâng cao nhận thức, kỹ năng, thái độ trong toàn hệ thống kinh doanh với 1 tư tưởng khách hàng là trung tâm và 1 chiến lược Nâng tầm dịch vụ với văn hoá dịch vụ xuất sắc. Cụ thể những mục tiêu sau đây sẽ phải đạt được trong 2019 làm nền móng cho mục tiêu đến 2020 chúng ta khẳng định uy tín và thương hiệu đổi mới bằng sáng tạo, đoàn kết.
1. Chương trình Nâng tầm dịch vụ: Lan toả văn hoá sáng tạo cải tiến dịch vụ và cải tiến hệ thống kinh doanh, công tác kinh doanh, khởi động từ cuộc thi dịch vụ xuất sắc sẽ tổ chức tại Nghệ An vào tháng 12-2018.
2. Triển khai hệ thống phần mềm quản trị điều hành hoạt động kinh doanh – dịch vụ khách hàng tập trung mang tên E-Business gồm nhiều nhóm giải pháp tích hợp và thông minh để thực sự có 1 nền tảng quản trị kinh doanh số vào 2020.
3. Tiếp tục đào tạo 10 kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cốt lõi cho đội ngũ lãnh đạo quản lý của Tổng công ty để hiện thực hoá phong cách lãnh đạo chuyên nghiệp - hiệu quả, làm tốt sẽ thay đổi hoàn toàn phong cách làm việc của nhân viên chúng ta.
4. Triển khai chương trình khách hàng là trung tâm giai đoạn chuẩn bị và sẵn sàng cho 10 công ty điện lực trong 2018, đặc biệt sẽ kịp thời điều chỉnh ngay dự án tại các nơi không có tâm thế sẵn sàng tham gia để dành nguồn lực cho những đơn vị đang có mong muốn được triển khai sớm hơn, hiệu quả hơn.
5. Chuẩn bị tốt mọi mặt cho công ty dịch vụ điện lực trong đó đặc biệt là mô hình quản lý và chiến lược mang tính mới, hiện đại theo đúng xu thế của thời đại ngày nay và nhu cầu của khách hàng, xã hội, phù hợp xu thế cạnh tranh sắp tới./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 29-10 đến ngày 04-11-2018  (05/11/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay