Agribank nỗ lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững
TCCS - Trong tiến trình hơn 30 năm đổi mới của Việt Nam với nhiều dấu ấn quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói, giảm nghèo, hoạt động của Agribank đã có nhiều đóng góp tích cực. Hưởng ứng chủ trương giảm nghèo bền vững, thông qua nhiều chương trình, hành động thiết thực, Agribank đang tích cực chung tay cùng ngành ngân hàng đưa mục tiêu giảm nghèo bền vững trở thành hiện thực tại Việt Nam.
Kiên định mục tiêu phát triển cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Là ngân hàng thương mại do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Agribank luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia, giữ vai trò chủ lực trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn, luôn đi đầu trong thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt, với việc tiên phong triển khai tín dụng chính sách, Agribank là “cầu nối” quan trọng đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cả nước, mang đến cho người dân trên cả nước cơ hội được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của nhà nước, góp phần làm thay đổi căn bản chất lượng cuộc sống của người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Triển khai chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Agribank đã và đang thực hiện có hiệu quả 7 chính sách tín dụng, 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Tổng quy mô tín dụng và đầu tư đến nay đạt 1 triệu 627 nghìn tỷ đồng với gần 6 triệu khách hàng; tỷ trọng dư nợ nông nghiệp nông thôn chiếm gần 70% dư nợ cho vay nền kinh tế. Các chương trình tín dụng chính sách lớn Agribank đang thực hiện đã góp phần tạo nên những thành tựu nổi bật về xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu, hiện đại hóa ngành sản xuất nông nghiệp, thủy sản, triển khai đề án phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở kết hợp phương thức cấp tín dụng thấu chi qua thẻ ghi nợ nội địa với cho vay theo hạn mức đối với khách hàng cá nhân. Trong đó, nguồn vốn của Agribank đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn. Thông qua ký thỏa thuận liên tịch với Trung ương Hội Nông dân và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đẩy mạnh cho vay kinh tế hộ thông qua tổ vay vốn, Agribank giúp nhiều nông dân có cơ hội đổi đời từ chính mô hình sản xuất của gia đình, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương. Tính đến ngày 30-6-2020, dư nợ cho vay qua tổ của Agribank đạt 162.187 tỷ đồng, với 1.421.558 khách hàng, 69.404 tổ vay vốn.
Với quyết tâm và thông qua hành động cụ thể, Agribank luôn thể hiện sự gắn bó, đồng hành cùng nông dân, hỗ trợ những người kém may mắn trong xã hội, tìm tòi và triển khai các giải pháp xóa đói, giảm nghèo bền vững, nhất là trong việc triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng cùng ngành ngân hàng thực hiện thành công mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo.
Nỗ lực giảm nghèo bền vững
Trên khắp 63 tỉnh, thành cả nước, thông qua nguồn vốn tín dụng, Agribank đã và đang tích cực đồng hành cùng các địa phương có những chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự dịch chuyển về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đem đến nhiều cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh cho người nông dân.
Với mong muốn cùng các địa phương phát triển bền vững, tiếp tục làm tròn sứ mệnh “Tam nông”, trên cơ sở bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, trong giai đoạn 2015 - 2020, Agribank xác định tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, kiên định mục tiêu phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Agribank không ngừng nỗ lực cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, tiết giảm chi phí để có lãi suất thấp hỗ trợ và mở rộng đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn thông qua đơn giản hóa thủ tục, tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc như về hạn mức vay vốn, kỳ hạn trả nợ, tài sản thế chấp… đồng thời cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích đối với khách hàng, nhất là khách hàng khu vực nông thôn, triển khai mở rộng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng gắn với nông nghiệp, nông thôn, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất quy mô lớn, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao,…
Thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27-12-2018, của Chính phủ, về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, từ năm 2015 đến nay Agribank đã cho vay gần 220 ngàn lượt khách hàng, doanh số cho vay đạt trên 6.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay tại thời điểm 30-6-2020 là 690 tỷ đồng/trên 10 nghìn khách hàng, đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay vốn trên 530 tỷ đồng. Đặc biệt, Agribank đã triển khai hỗ trợ 160 tỷ đồng cho hai huyện nghèo Mường Ảng và Tủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn và đem đến cuộc sống mới khởi sắc cho người dân nơi đây.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bắt đầu triển khai cho vay thí điểm ở 11 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới vào năm 2011 và từ tháng 4-2012 tiến hành cho vay trên diện rộng trong toàn quốc, đến nay, Agribank tiếp tục khẳng định là tổ chức tín dụng dẫn đầu về cho vay xây dựng nông thôn mới, với doanh số cho vay xây dựng nông thôn mới đạt hơn 530.000 tỷ đồng, trên 2,5 triệu hộ sản xuất tại 8.985/9.001 xã xây dựng nông thôn mới trên toàn quốc được vay vốn từ Agribank. Kiên định gắn bó đồng hành cùng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Agribank mong muốn góp phần tích cực đạt được các mục tiêu của giai đoạn 2 Chương trình này, gắn kết xây dựng nông thôn mới với cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng thành công các mô hình nông thôn mới kiểu mẫu gắn với các tiêu chuẩn quản trị sản xuất nông nghiệp tiên tiến, gắn liền với đô thị văn minh, đặc biệt chú trọng bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn, nhất là các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
Bên cạnh việc chủ động triển khai thực hiện các hoạt động tín dụng chính sách, Agribank cũng tích cực tham gia nhiều dự án nước ngoài đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được triển khai ở Việt Nam. Agribank đã triển khai thực hiện hàng chục dự án tín dụng quốc tế từ các nhà tài trợ WB, ADB, AFD, KFW... Tham gia dự án xóa đói, giảm nghèo KFW pha I, II, III từ năm 1995 và là ngân hàng thương mại duy nhất tại Việt Nam giải ngân nguồn vốn dự án, Agribank đã góp phần tạo thêm trên 120 nghìn việc làm cho người lao động, đưa nguồn vốn tới tận tay các hộ nông dân nghèo, giúp xóa đói, giảm nghèo cho gần 316 nghìn lượt hộ trên cả nước. Bên cạnh đó, dự án cũng hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Agribank và có ảnh hưởng sâu rộng tới các chi nhánh thuộc các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Thông qua nguồn vốn dự án, Agribank đã mở rộng thêm hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn, dần tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn lên 70% tổng dư nợ cho vay.
Mỗi năm bằng tài chính của ngân hàng, Agribank dành hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp đối với các đối tượng ưu tiên trong sản xuất nông nghiệp; tài trợ xây dựng hàng trăm trường học, trạm y tế, hàng nghìn nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo từ quỹ phúc lợi và đóng góp của cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống.
Agribank với lợi thế sẵn có trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn đang thực sự góp phần mang đến diện mạo khởi sắc cho nông thôn Việt Nam và trở thành điểm tựa vững chắc cho hàng triệu hộ nông dân thoát nghèo bền vững. Đặc biệt, với các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa còn gặp rất nhiều khó khăn thì nguồn vốn tín dụng chính sách của Agribank đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. Trong bối cảnh, nguồn vốn từ các dự án hỗ trợ giảm nghèo còn hạn hẹp, hơn nữa nguồn vốn huy động tại các địa phương chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của bà con nhân dân, thì sự vào cuộc, chung tay của các bộ, ngành, đơn vị liên quan, sự ủng hộ tích cực của các cấp ủy, chính quyền địa phương, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trên cả nước có ý nghĩa rất lớn, là “trợ lực” giúp Agribank đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện thành công quá trình cơ cấu lại nền nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và cùng các địa phương phát triển bền vững./.
Đại hội đại biểu Đảng bộ Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương lần thứ V nhiệm kỳ 2020 - 2025  (16/08/2020)
Đại hội đại biểu Đảng bộ Agribank lần thứ X nhiệm kỳ 2020 - 2025 thành công tốt đẹp  (15/08/2020)
Agribank đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư  (15/08/2020)
“Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là việc làm thường xuyên, liên tục của Đảng bộ Agribank  (12/08/2020)
Agribank góp phần vì một Việt Nam mạnh về biển  (11/08/2020)
Động lực phát triển từ các phong trào thi đua của Agribank  (14/07/2020)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên