TCCS - Phát huy vai trò và trách nhiệm của ngân hàng thương mại chủ lực trong thực hiện chính sách tiền tệ, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, từ năm 2020 đến nay, Agribank đã dành hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng vượt qua đại dịch COVID-19, đồng thời triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, lãi suất thấp hơn từ 2% - 2,5% so với lãi suất cho vay thông thường với quy mô hơn 300.000 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng lớn, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp FDI.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội; để kịp thời hỗ trợ khách hàng vay vốn sớm ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, vượt qua khó khăn, Agribank chủ động giảm tiếp lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân và tổ chức vay vốn bằng VNĐ tại Agribank.
Cụ thể, đối với khoản vay tại thời điểm 15-7-2021, Agribank giảm tiếp 10% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ cho vay ngắn hạn có lãi suất từ 5%/năm trở lên và dư nợ cho vay trung, dài hạn có lãi suất từ 7%/năm trở lên (không áp dụng đối với các khoản cho vay đã được ưu đãi lãi suất, miễn giảm lãi). Ước tính, với việc tiếp tục giảm lãi suất lần này, Agribank dành khoảng 5.500 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng.
Bên cạnh đó, Agribank cũng đã tích cực tháo gỡ khó khăn cho khách hàng trong việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, như cơ cấu lại nợ gốc và lãi; miễn phí chuyển tiền trong nước và ủng hộ hơn 130 tỷ đồng cho công tác phòng, chống đại dịch COVID-19;.…Như vậy, với việc tiếp tục giảm lãi suất cho vay, lần thứ 5 liên tiếp đã thể hiện vai trò tiên phong, quyết liệt của Agribank trong việc chung tay cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ thực hiện “mục tiêu kép”: đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế.
Chương trình giảm lãi suất cho vay kéo dài đến hết ngày 31-12-2021 và được áp dụng rộng rãi tại 2.300 điểm giao dịch của Agribank trên toàn quốc.
Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình Quý khách vui lòng liên hệ chi nhánh Agribank nơi gần nhất./.
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn lãi 3.311 tỷ đồng  (16/07/2021)
“Ba tại chỗ” trên các công trình dầu khí  (15/07/2021)
Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Liên minh châu Âu trong bối cảnh đại dịch COVID-19  (13/07/2021)
Petrovietnam: Điểm sáng trong bức tranh kinh tế nửa đầu năm 2021  (08/07/2021)
PVcomBank chung tay đẩy lùi COVID-19  (02/07/2021)
Petrovietnam với “chiến dịch” tiêm vắc-xin và mục tiêu kép  (02/07/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển