Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 09 đến 15-4-2018)
21:51, ngày 18-04-2018
TCCSĐT - Theo giới phân tích, những bất ổn địa chính trị đang diễn ra tại khu vực Trung Đông, cùng với việc liên quân Mỹ-Anh-Pháp triển khai cuộc tấn công nhằm vào Syria rạng sáng 14-4 (giờ Việt Nam), sẽ dẫn tới hậu quả kinh tế-chính trị trên diện rộng, không chỉ dừng lại ở thị trường hàng hóa mà còn lan sang cả những cường quốc hàng đầu của thế giới.
Ngân hàng Thế giới chỉ ra những thách thức đối với kinh tế Việt Nam
Ngày 12-4, Ngân hàng Thế giới công bố Báo cáo Cập nhật Tình hình kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương qua truyền hình có kết nối với Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội.
Về triển vọng kinh tế Việt Nam, Báo cáo Cập nhật Tình hình kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận định tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô dự kiến tiếp tục được duy trì bền vững trong trung hạn. Tăng trưởng dự kiến sẽ ổn định xoay quanh 6,5% với khả năng tăng cao hơn ngoài dự kiến trong ngắn hạn, nhất là khi quá trình phục hồi trên toàn cầu vẫn diễn ra.
Mặc dù lạm phát vẫn dự kiến ở mức vừa phải nhờ môi trường giá cả toàn cầu thuận lợi nhưng mức lương tăng mạnh có thể sẽ khiến cho lạm phát lõi tăng lên. Cán cân kinh tế đối ngoại dự kiến vẫn được củng cố nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu được duy trì mạnh mẽ.
Báo cáo nhấn mạnh cho dù triển vọng kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn nhìn chung là thuận lợi nhưng vẫn còn những thách thức lớn. Nhìn từ trong nước, cải cách cơ cấu chậm lại có thể làm quá trình phục hồi hiện nay bị suy yếu, làm suy giảm tốc độ tăng trưởng tiềm năng trong trung hạn của Việt Nam. Nhìn từ bên ngoài, độ mở thương mại và mức độ đầu tư nước ngoài khá cao khiến cho nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ đối mặt với rủi ro liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ có khả năng tăng lên và nhu cầu bền ngoài có khả năng yếu đi.
Những rủi ro đó đỏi hỏi phải có những bước tiếp theo nhằm nâng cao khả năng chống chịu về kinh tế vĩ mô, bao gồm tiếp tục cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, tăng cường dự trữ ngoại tệ, áp dụng chính sách tiền tệ thận trọng và các cân đối vĩ mô thích hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng hợp lý và tạo dựng lớp đệm về vốn trong khu vực ngân hàng.
Trong lĩnh vực tài khóa, những cải cách về thu và chi hiện nay cần tiếp tục đi vào chiều sâu, bao gồm mở rộng cơ sở tính thuế, hợp lý hóa bộ máy hành chính công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Các bước nhằm củng cố ổn định kinh tế vĩ mô cần song hành với tiến triển trong cải cách cơ cấu, nâng cao năng suất và tốc độ tăng trưởng tiềm năng, cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, cải thiện môi trường pháp quy, củng cố thị trường các yếu tố sản xuất, bao gồm thị trường và đất đai.
Áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa có ý kiến về việc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. Theo đó, việc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ từ ngày 01-01-2012 đến trước ngày 01-9-2016, Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có hiệu lực thực hiện trong giai đoạn này.
Từ ngày 01-9-2016 trở đi, Bộ Tài chính thực hiện theo đúng quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. Trường hợp phát sinh vướng mắc, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
"Chảo lửa” Syria ảnh hưởng kinh tế đến những cường quốc hàng đầu
Theo giới phân tích, những bất ổn địa chính trị đang diễn ra tại khu vực Trung Đông, cùng với việc liên quân Mỹ-Anh-Pháp triển khai cuộc tấn công nhằm vào Syria rạng sáng 14-4 (giờ Việt Nam), sẽ dẫn tới hậu quả kinh tế-chính trị trên diện rộng, không chỉ dừng lại ở thị trường hàng hóa mà còn lan sang cả những cường quốc hàng đầu của thế giới.
Đi cùng sự hỗn loạn tại “chảo lửa” Syria đang là những diễn biến dồn dập trên các thị trường thế giới. Tại thị trường Mỹ, dầu đã và đang trên đà tăng giá mạnh. Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), sự bất ổn tại khu vực Trung Đông đã giúp đẩy giá dầu thô vượt quá mức 70 USD/thùng.
Ngày 11-4, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) đã tăng phi mã đến 2% lên 66,82 USD/thùng, mức cao nhất của 3 năm, còn giá dầu Brent cũng tiến 1,4% lên mức 72 USD/thùng, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp quân sự đối với Syria.
Đến phiên ngày 13-4, giá dầu Brent và dầu thô ngọt nhẹ tiếp tục tăng mạnh lên các mức lần lượt là 72,58 USD/thùng và 67,39 USD/thùng, ghi dấu mức tăng mạnh nhất trong tuần qua kể từ tháng 7-2016. Mức tăng này đã nằm trong tính toán của các chuyên gia kinh tế.
Trước đó, chuyên gia Jim Williams đến từ hãng tư vấn về năng lượng WTRG Economics đã nhận định giá dầu sẽ có thể vượt ngưỡng từ 60-70 USD/thùng nếu chịu tác động từ những yếu tố địa chính trị như chiến tranh, hay các cuộc cách mạng có khả năng can thiệp vào hoạt động sản xuất dầu mỏ của các cường quốc trong lĩnh vực này như Saudi Arabia, Iran, Russia, Venezuela, Iraq, hoặc Kuwait.
Cũng theo chuyên gia này, sự thay đổi về chế độ sẽ mang lại tác động lâu dài trên thị trường năng lượng, giống như trường hợp của “đại gia” dầu mỏ Libya.
Trong khi đó, vàng luôn được coi là “nơi trú ẩn an toàn” mỗi khi thế giới xảy ra bất ổn về kinh tế và chính trị. Ngày 13/4, giá vàng đã tăng 0,7%, lên mức 1.344,40 USD/ounce. Trước đó, giá kim loại quý này thậm chí đã có lúc leo lên mức cao nhất kể từ ngày 25-01 do chịu chi phối bởi các yếu tố như căng thẳng leo thang ở Syria, Mỹ trừng phạt Nga và lo ngại chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Trên các thị trường chứng khoán, sắc xanh-đỏ cũng đan xen nhau trong các phiên giao dịch tuần qua, giữa bối cảnh giới đầu tư không ngừng nghe ngóng thông tin về động thái của Tổng thống Mỹ Trump cùng các đồng minh liên quan đến vấn đề Syria.
Ngày 11-4, chứng khoán Phố Wall đồng loạt đi xuống do các nhà đầu tư thận trọng trước diễn biến địa chính trị về vụ tấn công bị nghi là sử dụng vũ khí hóa học ở Syria để rồi sau đó lấy lại đà tăng vào phiên ngày 12-4, sau khi Tổng thống Trump tỏ thái độ bớt cứng rắn hơn trong những đe dọa về hành động quân sự tại Syria.
Tuy nhiên, việc Washington bất ngờ triển khai cuộc tấn công nhằm vào Syria rạng sáng 14-4 chắc chắn sẽ tiếp tục tạo ra một phen chao đảo khi các thị trường này mở cửa trở lại vào ngày 16-4.
Đối với Syria, Ngân hàng Thế giới (WB) hồi tháng 7-2017 ước tính tình trạng xung đột kéo dài nhiều năm qua đã khiến nền kinh tế nước này thiệt hại tới 226 tỷ USD, với trung bình 538.000 việc làm bị mất mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2015.
Quy mô GDP của Syria đạt 60 tỷ USD năm 2010, song con số này đã giảm xuống còn 20 tỷ USD trong năm 2015 và 15 tỷ USD vào năm 2016.
Ngoài ra, cuộc nội chiến cũng đã biến Syria từ một nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ nay phải phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu. Sản lượng dầu thô của Syria đã giảm từ 385.000 thùng/ngày vào năm 2010 xuống còn 8.000 thùng/ngày vào năm 2017.
Ngoài những biến động trên các thị trường hàng hóa, hậu quả nhãn tiền của cuộc xung đột tại Trung Đông đã được nhìn thấy tại nhiều quốc gia có liên quan như Nga và Iran, hay Iraq - những “đại gia” của ngành sản xuất dầu thế giới, bởi vì mặc dù Syria không phải nơi khai thác dầu lớn, song nước này nằm gần eo biển Hormuz - trạm trung chuyển quan trọng với hàng triệu thùng dầu đi qua mỗi ngày, nên cuộc xung đột ở Syria chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển dầu.
Thêm vào đó, sự hậu thuẫn của Nga và Iran đối với Chính phủ đương thời Syria cũng là một trong những nguyên nhân khiến hai nước này liên tiếp phải hứng chịu những đòn trừng phạt và cô lập kinh tế nặng nề từ phía Mỹ.
Vào ngày 06/4, phía Washington đã thông báo quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với 7 doanh nhân có thu nhập cao trong giới chóp bu của Nga cùng hàng chục công ty của họ và 17 quan chức cao cấp chính phủ. Trong số những công ty bị trừng phạt có Rusal, công ty sản xuất nhôm hàng đầu của Nga với thị phần trên toàn cầu chiếm 9% và được điều hành bởi doanh nhân Oleg Deripaska. Hậu quả là sau khi lệnh trừng phạt được công bố, đồng loạt đồng ruble Nga và giá cổ phiếu của Rusal đều lao dốc.
Trong tuần qua, thị trường nhôm thế giới cũng đã tăng hơn 10% do quan ngại về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trên thị trường. Cùng với đó, các nhà phân tích cũng quan ngại rằng Rusal rất có thể sẽ tiếp tục bị loại bỏ khỏi các thị trường thế giới do tác động từ phía Mỹ.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, có hai kịch bản có thể xảy ra tiếp theo đối với đồng ruble trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ và tình hình leo thang ở Syria.
Kịch bản thứ nhất phụ thuộc vào các sự kiện của chính sách đối ngoại và bản chất của các lệnh trừng phạt mới có thể được áp dụng chống lại Nga.
Nếu mọi thứ đều bình thường và không quá nghiêm trọng thì đồng ruble sẽ tự khôi phục phần giá trị đã mất và sẽ không xảy ra cảnh mua sắm hoảng loạn ngoại tệ, TV, tủ lạnh ở các cửa hàng như hồi cuối năm 2014.
Một kịch bản khác và là kịch bản thiệt hại nhiều nhất, đó là nếu Mỹ áp đặt các biện pháp hạn chế đối với các khoản nợ chính phủ của Liên bang Nga. Cho tới lúc này, các chuyên gia hy vọng vào một kịch bản khả quan.
Ông Geogry Vashchenko, người đứng đầu bộ phận kinh doanh của thị trường chứng khoán Nga Fried Finance, cho rằng tình hình trên thị trường đang biến động mạnh, nhưng không đến mức hoảng loạn.
Singapore siết chặt chính sách tiền tệ lần đầu tiên trong 6 năm qua
Ngày 13-4, Singapore đã quyết định siết chặt chính sách tiền tệ lần đầu tiên trong 6 năm qua, với dự báo kinh tế nước này tăng trưởng ổn định trong năm 2018 song cảnh báo nguy cơ căng thẳng thương mại toàn cầu.
Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS - tức ngân hàng trung ương) thông báo sẽ cho phép tỷ giá đồng nội tệ SGD tăng nhẹ sau khi duy trì chính sách 0% trước đó.
Lần gần đây nhất MAS siết chặt chính sách tiền tệ là vào tháng 4-2012 sau khi các nguy cơ từ khủng hoảng nợ của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm nhẹ và lòng tin của doanh nghiệp Mỹ được cải thiện.
Là nền kinh tế nhỏ và phải nhập khẩu phần lớn hàng hóa để đáp ứng nhu cầu, Singapore sử dụng chính sách tiền tệ thay vì lãi suất làm công cụ để điều chỉnh nền kinh tế. Singapore điều chỉnh tỷ giá SGD với các đồng tiền của các đối tác thương mại và đối thủ cạnh tranh chính của nước này.
MAS dự báo kinh tế Singapore sẽ tiếp tục đà tăng trưởng ổn định trong năm nay, song căng thẳng thương mại đang gia tăng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nước này.
Theo MAS, tranh chấp thương mại Mỹ-Trung nếu leo thang sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng đối với thương mại toàn cầu. MAS nhận định nếu thương mại toàn cầu không giảm sút, tăng trưởng kinh tế Singapore sẽ duy trì tốc độ ổn định trong những quý tới.
Bộ Thương mại Singapore dự báo kinh tế nước này trong quý đầu năm 2018 sẽ tăng trưởng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng trưởng 3,6% của quý 4-2017.
Trong khi đó, MAS đánh giá tăng trưởng trong cả năm 2018 sẽ cao hơn mức dự báo trung bình từ 1,5-3,5%. Năm ngoái, kinh tế Singapore tăng trưởng 3,6%.
Trung Quốc ban hành văn bản hướng dẫn phát triển các quỹ đầu tư
Ngày 11-4, các cơ quan quản lý của Trung Quốc đã phối hợp ban hành “Thông tư hướng dẫn sự phát triển lành mạnh của các quỹ đầu tư ra nước ngoài” nhằm mục đích phục vụ tốt hơn nữa công tác triển khai Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI), tận dụng các hình thức huy động vốn, nâng cao hiệu quả vận hành, hoàn thiện hệ thống giám sát và tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính toàn cầu.
Các cơ quan quản lý của Trung Quốc gồm Ủy ban Phát triển và cải cách quốc gia (NDRC), Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Trung ương (PBoC), Ủy ban Giám sát và quản lý ngân hàng và bảo hiểm, Ủy ban Giám sát và quản lý chứng khoán.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, văn bản này nhấn mạnh Trung Quốc sẽ khuyến khích các quỹ đầu tư ra nước ngoài tập trung nguồn vốn đầu tư vào các hoạt động hợp tác nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đồng thời góp phần tích cực vào việc đảm bảo các nguồn vốn ổn định, bền vững và an toàn để phục vụ việc triển khai BRI.
Các cơ quan chức năng của Trung Quốc sẽ hỗ trợ các quỹ đầu tư ra nước ngoài mở rộng hợp tác với các tổ chức tài chính toàn cầu như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và Ngân hàng Phát triển mới (NDB).
Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ hỗ trợ các quỹ này mở rộng hoạt động kinh doanh như đầu tư cổ phiếu ở nước ngoài, tài trợ bằng hình thức vay nợ và bảo lãnh xuyên biên giới, đồng thời mở rộng kênh huy động vốn để tiếp nhận mọi hình thức cho vay vốn của tư nhân, trong đó có các quỹ đầu tư quốc gia.
Cũng theo thông tư nói trên, các cơ quan quản lý của Trung Quốc, trong đó có NDRC và PBoC, sẽ thiết lập cơ chế giám sát và đầu tư thêm nhiều nguồn lực cho hoạt động kiểm soát rủi ro để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của những quỹ này./.
Ngày 12-4, Ngân hàng Thế giới công bố Báo cáo Cập nhật Tình hình kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương qua truyền hình có kết nối với Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội.
Về triển vọng kinh tế Việt Nam, Báo cáo Cập nhật Tình hình kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận định tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô dự kiến tiếp tục được duy trì bền vững trong trung hạn. Tăng trưởng dự kiến sẽ ổn định xoay quanh 6,5% với khả năng tăng cao hơn ngoài dự kiến trong ngắn hạn, nhất là khi quá trình phục hồi trên toàn cầu vẫn diễn ra.
Mặc dù lạm phát vẫn dự kiến ở mức vừa phải nhờ môi trường giá cả toàn cầu thuận lợi nhưng mức lương tăng mạnh có thể sẽ khiến cho lạm phát lõi tăng lên. Cán cân kinh tế đối ngoại dự kiến vẫn được củng cố nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu được duy trì mạnh mẽ.
Báo cáo nhấn mạnh cho dù triển vọng kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn nhìn chung là thuận lợi nhưng vẫn còn những thách thức lớn. Nhìn từ trong nước, cải cách cơ cấu chậm lại có thể làm quá trình phục hồi hiện nay bị suy yếu, làm suy giảm tốc độ tăng trưởng tiềm năng trong trung hạn của Việt Nam. Nhìn từ bên ngoài, độ mở thương mại và mức độ đầu tư nước ngoài khá cao khiến cho nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ đối mặt với rủi ro liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ có khả năng tăng lên và nhu cầu bền ngoài có khả năng yếu đi.
Những rủi ro đó đỏi hỏi phải có những bước tiếp theo nhằm nâng cao khả năng chống chịu về kinh tế vĩ mô, bao gồm tiếp tục cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, tăng cường dự trữ ngoại tệ, áp dụng chính sách tiền tệ thận trọng và các cân đối vĩ mô thích hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng hợp lý và tạo dựng lớp đệm về vốn trong khu vực ngân hàng.
Trong lĩnh vực tài khóa, những cải cách về thu và chi hiện nay cần tiếp tục đi vào chiều sâu, bao gồm mở rộng cơ sở tính thuế, hợp lý hóa bộ máy hành chính công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Các bước nhằm củng cố ổn định kinh tế vĩ mô cần song hành với tiến triển trong cải cách cơ cấu, nâng cao năng suất và tốc độ tăng trưởng tiềm năng, cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, cải thiện môi trường pháp quy, củng cố thị trường các yếu tố sản xuất, bao gồm thị trường và đất đai.
Áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa có ý kiến về việc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. Theo đó, việc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ từ ngày 01-01-2012 đến trước ngày 01-9-2016, Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có hiệu lực thực hiện trong giai đoạn này.
Từ ngày 01-9-2016 trở đi, Bộ Tài chính thực hiện theo đúng quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. Trường hợp phát sinh vướng mắc, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
"Chảo lửa” Syria ảnh hưởng kinh tế đến những cường quốc hàng đầu
Theo giới phân tích, những bất ổn địa chính trị đang diễn ra tại khu vực Trung Đông, cùng với việc liên quân Mỹ-Anh-Pháp triển khai cuộc tấn công nhằm vào Syria rạng sáng 14-4 (giờ Việt Nam), sẽ dẫn tới hậu quả kinh tế-chính trị trên diện rộng, không chỉ dừng lại ở thị trường hàng hóa mà còn lan sang cả những cường quốc hàng đầu của thế giới.
Đi cùng sự hỗn loạn tại “chảo lửa” Syria đang là những diễn biến dồn dập trên các thị trường thế giới. Tại thị trường Mỹ, dầu đã và đang trên đà tăng giá mạnh. Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), sự bất ổn tại khu vực Trung Đông đã giúp đẩy giá dầu thô vượt quá mức 70 USD/thùng.
Ngày 11-4, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) đã tăng phi mã đến 2% lên 66,82 USD/thùng, mức cao nhất của 3 năm, còn giá dầu Brent cũng tiến 1,4% lên mức 72 USD/thùng, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp quân sự đối với Syria.
Đến phiên ngày 13-4, giá dầu Brent và dầu thô ngọt nhẹ tiếp tục tăng mạnh lên các mức lần lượt là 72,58 USD/thùng và 67,39 USD/thùng, ghi dấu mức tăng mạnh nhất trong tuần qua kể từ tháng 7-2016. Mức tăng này đã nằm trong tính toán của các chuyên gia kinh tế.
Trước đó, chuyên gia Jim Williams đến từ hãng tư vấn về năng lượng WTRG Economics đã nhận định giá dầu sẽ có thể vượt ngưỡng từ 60-70 USD/thùng nếu chịu tác động từ những yếu tố địa chính trị như chiến tranh, hay các cuộc cách mạng có khả năng can thiệp vào hoạt động sản xuất dầu mỏ của các cường quốc trong lĩnh vực này như Saudi Arabia, Iran, Russia, Venezuela, Iraq, hoặc Kuwait.
Cũng theo chuyên gia này, sự thay đổi về chế độ sẽ mang lại tác động lâu dài trên thị trường năng lượng, giống như trường hợp của “đại gia” dầu mỏ Libya.
Trong khi đó, vàng luôn được coi là “nơi trú ẩn an toàn” mỗi khi thế giới xảy ra bất ổn về kinh tế và chính trị. Ngày 13/4, giá vàng đã tăng 0,7%, lên mức 1.344,40 USD/ounce. Trước đó, giá kim loại quý này thậm chí đã có lúc leo lên mức cao nhất kể từ ngày 25-01 do chịu chi phối bởi các yếu tố như căng thẳng leo thang ở Syria, Mỹ trừng phạt Nga và lo ngại chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Trên các thị trường chứng khoán, sắc xanh-đỏ cũng đan xen nhau trong các phiên giao dịch tuần qua, giữa bối cảnh giới đầu tư không ngừng nghe ngóng thông tin về động thái của Tổng thống Mỹ Trump cùng các đồng minh liên quan đến vấn đề Syria.
Ngày 11-4, chứng khoán Phố Wall đồng loạt đi xuống do các nhà đầu tư thận trọng trước diễn biến địa chính trị về vụ tấn công bị nghi là sử dụng vũ khí hóa học ở Syria để rồi sau đó lấy lại đà tăng vào phiên ngày 12-4, sau khi Tổng thống Trump tỏ thái độ bớt cứng rắn hơn trong những đe dọa về hành động quân sự tại Syria.
Tuy nhiên, việc Washington bất ngờ triển khai cuộc tấn công nhằm vào Syria rạng sáng 14-4 chắc chắn sẽ tiếp tục tạo ra một phen chao đảo khi các thị trường này mở cửa trở lại vào ngày 16-4.
Đối với Syria, Ngân hàng Thế giới (WB) hồi tháng 7-2017 ước tính tình trạng xung đột kéo dài nhiều năm qua đã khiến nền kinh tế nước này thiệt hại tới 226 tỷ USD, với trung bình 538.000 việc làm bị mất mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2015.
Quy mô GDP của Syria đạt 60 tỷ USD năm 2010, song con số này đã giảm xuống còn 20 tỷ USD trong năm 2015 và 15 tỷ USD vào năm 2016.
Ngoài ra, cuộc nội chiến cũng đã biến Syria từ một nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ nay phải phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu. Sản lượng dầu thô của Syria đã giảm từ 385.000 thùng/ngày vào năm 2010 xuống còn 8.000 thùng/ngày vào năm 2017.
Ngoài những biến động trên các thị trường hàng hóa, hậu quả nhãn tiền của cuộc xung đột tại Trung Đông đã được nhìn thấy tại nhiều quốc gia có liên quan như Nga và Iran, hay Iraq - những “đại gia” của ngành sản xuất dầu thế giới, bởi vì mặc dù Syria không phải nơi khai thác dầu lớn, song nước này nằm gần eo biển Hormuz - trạm trung chuyển quan trọng với hàng triệu thùng dầu đi qua mỗi ngày, nên cuộc xung đột ở Syria chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển dầu.
Thêm vào đó, sự hậu thuẫn của Nga và Iran đối với Chính phủ đương thời Syria cũng là một trong những nguyên nhân khiến hai nước này liên tiếp phải hứng chịu những đòn trừng phạt và cô lập kinh tế nặng nề từ phía Mỹ.
Vào ngày 06/4, phía Washington đã thông báo quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với 7 doanh nhân có thu nhập cao trong giới chóp bu của Nga cùng hàng chục công ty của họ và 17 quan chức cao cấp chính phủ. Trong số những công ty bị trừng phạt có Rusal, công ty sản xuất nhôm hàng đầu của Nga với thị phần trên toàn cầu chiếm 9% và được điều hành bởi doanh nhân Oleg Deripaska. Hậu quả là sau khi lệnh trừng phạt được công bố, đồng loạt đồng ruble Nga và giá cổ phiếu của Rusal đều lao dốc.
Trong tuần qua, thị trường nhôm thế giới cũng đã tăng hơn 10% do quan ngại về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trên thị trường. Cùng với đó, các nhà phân tích cũng quan ngại rằng Rusal rất có thể sẽ tiếp tục bị loại bỏ khỏi các thị trường thế giới do tác động từ phía Mỹ.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, có hai kịch bản có thể xảy ra tiếp theo đối với đồng ruble trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ và tình hình leo thang ở Syria.
Kịch bản thứ nhất phụ thuộc vào các sự kiện của chính sách đối ngoại và bản chất của các lệnh trừng phạt mới có thể được áp dụng chống lại Nga.
Nếu mọi thứ đều bình thường và không quá nghiêm trọng thì đồng ruble sẽ tự khôi phục phần giá trị đã mất và sẽ không xảy ra cảnh mua sắm hoảng loạn ngoại tệ, TV, tủ lạnh ở các cửa hàng như hồi cuối năm 2014.
Một kịch bản khác và là kịch bản thiệt hại nhiều nhất, đó là nếu Mỹ áp đặt các biện pháp hạn chế đối với các khoản nợ chính phủ của Liên bang Nga. Cho tới lúc này, các chuyên gia hy vọng vào một kịch bản khả quan.
Ông Geogry Vashchenko, người đứng đầu bộ phận kinh doanh của thị trường chứng khoán Nga Fried Finance, cho rằng tình hình trên thị trường đang biến động mạnh, nhưng không đến mức hoảng loạn.
Singapore siết chặt chính sách tiền tệ lần đầu tiên trong 6 năm qua
Ngày 13-4, Singapore đã quyết định siết chặt chính sách tiền tệ lần đầu tiên trong 6 năm qua, với dự báo kinh tế nước này tăng trưởng ổn định trong năm 2018 song cảnh báo nguy cơ căng thẳng thương mại toàn cầu.
Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS - tức ngân hàng trung ương) thông báo sẽ cho phép tỷ giá đồng nội tệ SGD tăng nhẹ sau khi duy trì chính sách 0% trước đó.
Lần gần đây nhất MAS siết chặt chính sách tiền tệ là vào tháng 4-2012 sau khi các nguy cơ từ khủng hoảng nợ của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm nhẹ và lòng tin của doanh nghiệp Mỹ được cải thiện.
Là nền kinh tế nhỏ và phải nhập khẩu phần lớn hàng hóa để đáp ứng nhu cầu, Singapore sử dụng chính sách tiền tệ thay vì lãi suất làm công cụ để điều chỉnh nền kinh tế. Singapore điều chỉnh tỷ giá SGD với các đồng tiền của các đối tác thương mại và đối thủ cạnh tranh chính của nước này.
MAS dự báo kinh tế Singapore sẽ tiếp tục đà tăng trưởng ổn định trong năm nay, song căng thẳng thương mại đang gia tăng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nước này.
Theo MAS, tranh chấp thương mại Mỹ-Trung nếu leo thang sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng đối với thương mại toàn cầu. MAS nhận định nếu thương mại toàn cầu không giảm sút, tăng trưởng kinh tế Singapore sẽ duy trì tốc độ ổn định trong những quý tới.
Bộ Thương mại Singapore dự báo kinh tế nước này trong quý đầu năm 2018 sẽ tăng trưởng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng trưởng 3,6% của quý 4-2017.
Trong khi đó, MAS đánh giá tăng trưởng trong cả năm 2018 sẽ cao hơn mức dự báo trung bình từ 1,5-3,5%. Năm ngoái, kinh tế Singapore tăng trưởng 3,6%.
Trung Quốc ban hành văn bản hướng dẫn phát triển các quỹ đầu tư
Ngày 11-4, các cơ quan quản lý của Trung Quốc đã phối hợp ban hành “Thông tư hướng dẫn sự phát triển lành mạnh của các quỹ đầu tư ra nước ngoài” nhằm mục đích phục vụ tốt hơn nữa công tác triển khai Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI), tận dụng các hình thức huy động vốn, nâng cao hiệu quả vận hành, hoàn thiện hệ thống giám sát và tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính toàn cầu.
Các cơ quan quản lý của Trung Quốc gồm Ủy ban Phát triển và cải cách quốc gia (NDRC), Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Trung ương (PBoC), Ủy ban Giám sát và quản lý ngân hàng và bảo hiểm, Ủy ban Giám sát và quản lý chứng khoán.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, văn bản này nhấn mạnh Trung Quốc sẽ khuyến khích các quỹ đầu tư ra nước ngoài tập trung nguồn vốn đầu tư vào các hoạt động hợp tác nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đồng thời góp phần tích cực vào việc đảm bảo các nguồn vốn ổn định, bền vững và an toàn để phục vụ việc triển khai BRI.
Các cơ quan chức năng của Trung Quốc sẽ hỗ trợ các quỹ đầu tư ra nước ngoài mở rộng hợp tác với các tổ chức tài chính toàn cầu như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và Ngân hàng Phát triển mới (NDB).
Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ hỗ trợ các quỹ này mở rộng hoạt động kinh doanh như đầu tư cổ phiếu ở nước ngoài, tài trợ bằng hình thức vay nợ và bảo lãnh xuyên biên giới, đồng thời mở rộng kênh huy động vốn để tiếp nhận mọi hình thức cho vay vốn của tư nhân, trong đó có các quỹ đầu tư quốc gia.
Cũng theo thông tư nói trên, các cơ quan quản lý của Trung Quốc, trong đó có NDRC và PBoC, sẽ thiết lập cơ chế giám sát và đầu tư thêm nhiều nguồn lực cho hoạt động kiểm soát rủi ro để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của những quỹ này./.
Chủ tịch Quốc hội Iran kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam  (18/04/2018)
Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Thượng Hải uy tín đến đầu tư  (18/04/2018)
Chính phủ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tư pháp  (18/04/2018)
Lãnh đạo Chính phủ làm việc với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao  (18/04/2018)
Phó Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp  (18/04/2018)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên