Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016
11:24, ngày 10-10-2017
TCCSĐT - Chiều 09-10-2017, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê chính thức công bố kết quả cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 (được tiến hành trên phạm vi cả nước vào thời điểm 01-7-2016 theo Quyết định số 1225/QĐ-TTg, ngày 31-7-2015, của Thủ tướng Chính phủ).
Đây là cuộc tổng điều tra có quy mô lớn, liên quan tới gần 9.000 xã và 80.000 thôn; gần 16 triệu hộ nông thôn và trên 1 triệu hộ thành thị hoạt động nông, lâm nghiệp, diêm nghiệp và thủy sản; gần 33,5 nghìn trang trại và nhiều đơn vị điều tra khác.
Theo đó, sau nhiều năm đẩy mạnh đầu tư và triển khai quyết liệt, hệ thống cung cấp điện đã vươn tới tất cả các xã và hầu hết các thôn. Năm 2011, cả nước còn 17 xã chưa có điện song đến ngày 01-7-2016 tất cả các xã này đã có điện phục vụ sản xuất và đời sống. Tỷ lệ xã có điện tăng từ 99,8% (năm 2011) lên 100% (năm 2016). Cả nước có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đưa được điện lưới tới tất cả các thôn.
Hệ thống giao thông nông thôn ngày càng thông suốt. Tại thời điểm ngày 01-7-2016, cả nước có 99,4% tổng số xã có đường ô-tô kết nối ủy ban nhân dân xã với ủy ban nhân dân huyện. Đến năm 2016 đã có 37 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt 100% số xã có đường ô-tô từ ủy ban nhân dân xã tới ủy ban nhân dân huyện đi được quanh năm.
Hệ thống trường mầm non và trường phổ thông các cấp được quy hoạch lại, bảo đảm phù hợp với sự biến động về số lượng học sinh. Theo kết quả tổng điều tra, cả nước có 99,4% tổng số xã có trường mầm non; 91,6% số xã có trường trung học cơ sở, giảm 1,3 điểm phần trăm; 12,7% số xã có trường trung học phổ thông, và giảm 0,2 điểm phần trăm.
Hệ thống tín dụng, ngân hàng thực sự trở thành nguồn cung ứng vốn quan trọng thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Tại thời điểm tổng điều tra, khu vực nông thôn có 1.806 xã có ngân hàng, chi nhánh ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động, chiếm 20,1% tổng số xã, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm 2011.
Tại thời điểm 01-7-2016, trên địa bàn nông thôn cả nước có gần 16 triệu hộ và trên 31 triệu người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. So với năm 2011, tăng 0,64 triệu hộ, nhưng giảm 0,98 triệu lao động. Số hộ và số lao động nông thôn trong những năm vừa qua không chỉ biến động về lượng, mà quan trọng hơn là đã có sự chuyển dịch dần sang hoạt động phi nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Đặc biệt, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới triển khai rộng khắp đã đạt kết quả quan trọng. Đến thời điểm 01-7-2016, cả nước có 2.060 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 23,1% tổng số xã thực hiện Chương trình và chiếm 22,9% tổng số xã khu vực nông thôn. Ngoài ra, còn 139 xã đạt toàn bộ 19 tiêu chí về nông thôn mới, đang chờ cấp có thẩm quyền đánh giá, thẩm định và phê duyệt. Tại thời điểm 01-7-2016, cả nước có 34 đơn vị cấp huyện có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Báo cáo về kết quả tổng điều tra, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Phạm Quang Vinh cho biết, trong 5 năm (2011-2016), các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương đã triển khai có hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Bộ mặt nông thôn có sự biến đổi sâu sắc, nhất là kết cấu hạ tầng. Thông tin thu thập được đã phản ánh thực trạng và động thái kinh tế - xã hội nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trong 5 năm với những thành tựu cơ bản: kinh tế nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục tăng trưởng; cơ cấu sản xuất có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và môi trường nông thôn được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; an sinh xã hội được bảo đảm, có những mặt được cải thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, tình hình kinh tế - xã hội nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và bất cập. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, sản xuất nhỏ vẫn phổ biến. Đời sống một bộ phận dân cư, nhất là đồng bào vùng núi, rẻo cao, vùng sâu, vùng xa còn khó khăn, thiếu thốn./.
Theo đó, sau nhiều năm đẩy mạnh đầu tư và triển khai quyết liệt, hệ thống cung cấp điện đã vươn tới tất cả các xã và hầu hết các thôn. Năm 2011, cả nước còn 17 xã chưa có điện song đến ngày 01-7-2016 tất cả các xã này đã có điện phục vụ sản xuất và đời sống. Tỷ lệ xã có điện tăng từ 99,8% (năm 2011) lên 100% (năm 2016). Cả nước có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đưa được điện lưới tới tất cả các thôn.
Hệ thống giao thông nông thôn ngày càng thông suốt. Tại thời điểm ngày 01-7-2016, cả nước có 99,4% tổng số xã có đường ô-tô kết nối ủy ban nhân dân xã với ủy ban nhân dân huyện. Đến năm 2016 đã có 37 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt 100% số xã có đường ô-tô từ ủy ban nhân dân xã tới ủy ban nhân dân huyện đi được quanh năm.
Hệ thống trường mầm non và trường phổ thông các cấp được quy hoạch lại, bảo đảm phù hợp với sự biến động về số lượng học sinh. Theo kết quả tổng điều tra, cả nước có 99,4% tổng số xã có trường mầm non; 91,6% số xã có trường trung học cơ sở, giảm 1,3 điểm phần trăm; 12,7% số xã có trường trung học phổ thông, và giảm 0,2 điểm phần trăm.
Hệ thống tín dụng, ngân hàng thực sự trở thành nguồn cung ứng vốn quan trọng thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Tại thời điểm tổng điều tra, khu vực nông thôn có 1.806 xã có ngân hàng, chi nhánh ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động, chiếm 20,1% tổng số xã, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm 2011.
Tại thời điểm 01-7-2016, trên địa bàn nông thôn cả nước có gần 16 triệu hộ và trên 31 triệu người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. So với năm 2011, tăng 0,64 triệu hộ, nhưng giảm 0,98 triệu lao động. Số hộ và số lao động nông thôn trong những năm vừa qua không chỉ biến động về lượng, mà quan trọng hơn là đã có sự chuyển dịch dần sang hoạt động phi nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Đặc biệt, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới triển khai rộng khắp đã đạt kết quả quan trọng. Đến thời điểm 01-7-2016, cả nước có 2.060 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 23,1% tổng số xã thực hiện Chương trình và chiếm 22,9% tổng số xã khu vực nông thôn. Ngoài ra, còn 139 xã đạt toàn bộ 19 tiêu chí về nông thôn mới, đang chờ cấp có thẩm quyền đánh giá, thẩm định và phê duyệt. Tại thời điểm 01-7-2016, cả nước có 34 đơn vị cấp huyện có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Báo cáo về kết quả tổng điều tra, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Phạm Quang Vinh cho biết, trong 5 năm (2011-2016), các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương đã triển khai có hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Bộ mặt nông thôn có sự biến đổi sâu sắc, nhất là kết cấu hạ tầng. Thông tin thu thập được đã phản ánh thực trạng và động thái kinh tế - xã hội nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trong 5 năm với những thành tựu cơ bản: kinh tế nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục tăng trưởng; cơ cấu sản xuất có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và môi trường nông thôn được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; an sinh xã hội được bảo đảm, có những mặt được cải thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, tình hình kinh tế - xã hội nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và bất cập. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, sản xuất nhỏ vẫn phổ biến. Đời sống một bộ phận dân cư, nhất là đồng bào vùng núi, rẻo cao, vùng sâu, vùng xa còn khó khăn, thiếu thốn./.
Họp báo về Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC và các hội nghị liên quan (từ ngày 19 đến ngày 21-10-2017 tại Hội An, Quảng Nam)  (10/10/2017)
Vấn đề Brexit: EU khẳng định "bóng hoàn toàn ở sân Anh"  (09/10/2017)
Cộng đồng người Việt quyên góp ủng hộ người dân Lào gặp thiên tai  (09/10/2017)
Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Singapore lần thứ 8  (09/10/2017)
Chương trình hành động của Chính phủ phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn  (09/10/2017)
Cuba công bố báo cáo mới về thiệt hại do lệnh cấm vận của Mỹ  (09/10/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển