Động lực tăng trưởng mới của tỉnh Quảng Ninh
TCCS - Bằng nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư, Quảng Ninh đã thu hút nhiều nhà đầu tư đến với địa bàn các khu công nghiệp, khu kinh tế, tạo động lực tăng trưởng mới cho tỉnh.
Ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 11 khu công nghiệp (KCN), 4 khu kinh tế (KKT) được quy hoạch, phân bố ở 11/13 địa phương của tỉnh, với tổng diện tích trên 368.000ha, chiếm trên 30% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đối với 11 khu công nghiệp, hiện đã có 6 khu công nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, được chủ đầu tư thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho nhà đầu tư thứ cấp thuê để phát triển sản xuất, kinh doanh; 3 khu công nghiệp đang hoàn thiện thủ tục pháp lý sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và triển khai công tác giải phóng mặt bằng, thi công hạ tầng kỹ thuật; 1 khu công nghiệp đang báo cáo điều chỉnh địa điểm mới thay thế địa điểm cũ vì nằm trong điều chỉnh quy hoạch phía Nam Hoành Bồ.
Để bảo đảm lộ trình phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020, đồng thời tăng thu hút nhà đầu tư thứ cấp, các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp đã bỏ ra khoảng 27.350 tỷ đồng đầu tư hạ tầng kỹ thuật: Đường giao thông, điện, cấp thoát nước, cây xanh, xử lý nước thải. Điển hình như Khu công nghiệp Cái Lân, đến nay chủ đầu tư đã bỏ ra trên 437 tỷ đồng đầu tư hạ tầng kỹ thuật; Khu công nghiệp Hải Yên, chủ đầu tư bỏ ra 258 tỷ đồng đầu tư hạ tầng kỹ thuật; Khu công nghiệp Việt Hưng giai đoạn 1, chủ đầu tư bỏ ra 240 tỷ đồng đầu tư hạ tầng kỹ thuật…, từng bước đáp ứng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư thứ cấp.
Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết: Ngoài các khu công nghiệp đã có nhà đầu tư thứ cấp, hiện một số khu công nghiệp của tỉnh đang tiếp tục được đầu tư xây dựng hạ tầng, như Khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà, Khu công nghiệp - Dịch vụ Đầm Nhà Mạc, Khu công nghiệp Sông Khoai. Đặc biệt, tỉnh đang tiếp tục hoàn thiện thủ tục, báo cáo Chính phủ đầu tư giai đoạn II Khu công nghiệp Việt Hưng của Công ty cổ phần khu công nghiệp tổ hợp công nghệ Thành Công Việt Hưng. Đây là khu công nghiệp chuyên sâu về cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến và công nghiệp hỗ trợ, sẽ thu hút lượng lớn nhà đầu tư thứ cấp trong tương lai gần.
Về các khu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, đến nay có khoảng 100.000 tỷ đồng được tỉnh huy động đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, có tính lan tỏa, chiến lược và tạo động lực phát triển cho các khu kinh tế. Riêng đối với Khu kinh tế Vân Đồn, hiện có trên 57.600 tỷ đồng được đầu tư kết cấu hạ tầng, các công trình động lực phục vụ phát triển Khu kinh tế; trong đó có 70% vốn xã hội hóa, 30% vốn nhà nước.
Gia tăng sức hút đầu tư
Với sự tích cực triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư, hiện trên địa bàn các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thu hút được 250 dự án (178 dự án trong nước, 72 dự án FDI), tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 100.000 tỷ đồng. Trong đó, các khu công nghiệp có 100 dự án, vốn đăng ký đầu tư trên 82.000 tỷ đồng; Khu kinh tế Vân Đồn có 54 dự án, vốn đăng ký đầu tư trên 24.000 tỷ đồng; các khu kinh tế cửa khẩu có 96 dự án, vốn đăng ký đầu tư trên 12.000 tỷ đồng.
Nhiều khu công nghiệp của tỉnh đến nay có tỷ lệ lấp đầy đạt cao, như Khu công nghiệp Cái Lân, Khu công nghiệp Đông Mai, Khu công nghiệp Hải Yên. Riêng Khu công nghiệp Cái Lân, hiện tỷ lệ lấp đầy đạt 100%, với 33 dự án của nhà đầu tư thứ cấp. Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh, tổng số vốn đăng ký đầu tư của các nhà đầu tư thứ cấp tại Khu công nghiệp Cái Lân đạt trên 10.500 tỷ đồng; trong đó vốn của các doanh nghiệp FDI trên 9.000 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp trong nước trên 1.500 tỷ đồng. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này luôn được bảo đảm, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, giải quyết công ăn việc làm cho trên 4.700 lao động/năm.
Khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà được tỉnh xác định là khu công nghiệp phát triển đa ngành, bao gồm các loại hình công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, như nhiệt điện, cơ khí, dệt may và phụ trợ dệt may; khu cảng, kho bãi và dịch vụ cảng biển tổng hợp. Mặc dù mới được đầu tư xây dựng, song khu công nghiệp này đã thu hút 14 dự án đầu tư thứ cấp của 100% doanh nghiệp FDI, tổng vốn đăng ký đầu tư trên 889 triệu USD, giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 10.500 lao động/năm. Theo Tập đoàn Texhong, trước làn sóng đầu tư có xu hướng chuyển dịch sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Tập đoàn đang hoàn tất các thủ tục cần thiết đề nghị tỉnh chấp thuận đầu tư giai đoạn 2 của khu công nghiệp.
Tại các khu kinh tế, qua các cuộc tiếp xúc đầu tư, tỉnh đã thu hút được nhiều tập đoàn kinh tế lớn đến đầu tư, tổng vốn đăng ký đầu tư gần 70.000 tỷ đồng. Tại Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, các Tập đoàn Vingroup, Sungroup, FLC, CEO đang đề xuất tỉnh nghiên cứu đầu tư hàng loạt các dự án, như tổ hợp trung tâm thương mại và nhà ở liền kề tại khu 3, phường Trần Phú; khu đô thị kết nối cầu Bắc Luân I và cầu Bắc Luân II; khu đô thị tại xã Hải Xuân và khu nghỉ dưỡng tại phường Trà Cổ; khu đô thị mới Ninh Dương và quần thể du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Trà Cổ - Bình Ngọc; vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái FAM tại các xã Hải Đông, Hải Tiến, Hải Yên.
Khu kinh tế Vân Đồn, chỉ trong một thời gian ngắn đã có trên 24.000 tỷ đồng được các nhà đầu tư dành cho nghiên cứu, thực hiện đầu tư các dự án. Một số dự án nổi bật, như Con đường di sản; Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City; quần thể sân golf, khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Ao Tiên; khu du lịch sinh thái cao cấp Vân Hải; khu đô thị Phương Đông; khu đô thị Ocean Park. Hiện một số dự án đã và đang được triển khai, gấp rút hoàn thành trong năm 2021.
Từ kết quả xúc tiến, thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ninh, sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh hằng năm đều phát triển ổn định, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2019, doanh thu của các doanh nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp, khu kinh tế đạt gần 2 tỷ USD; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt trên 2,4 tỷ USD; giải quyết công ăn việc làm cho trên 25.000 lao động; đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 1.300 tỷ đồng tiền thuế.
Mặc dù những tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, doanh thu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh đến hết tháng 7 vẫn đạt trên 1 tỷ USD; giá trị xuất, nhập khẩu đạt trên 1 tỷ USD; thu nộp ngân sách nhà nước khoảng 800 tỷ đồng./.
Dịch vụ công đón đầu xu thế nền tảng chính quyền số  (21/08/2020)
Đảng bộ Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025  (12/07/2020)
Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Quảng Ninh lần thứ IX thành công tốt đẹp  (12/07/2020)
Khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo với quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở nước ta  (07/07/2020)
Kiên định đồng hành cùng doanh nghiệp  (02/07/2020)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm