Agribank tích cực gỡ khó cho khách hàng vượt qua đại dịch
TCCS - Từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và bùng phát tại một số địa phương trong nước đã ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đời sống nhân dân trong cả nước; đặc biêt sản xuất, kinh doanh tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, nhất là trong tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, Agribank luôn chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cũng như thực hiện tốt chính sách tín dụng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 trên toàn hệ thống.
Hàng nghìn khách hàng được hỗ trợ khó khăn
Trong bối cảnh cần “chung sống” an toàn với dịch, quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Chính phủ vừa chủ động, quyết liệt phòng, chống dịch, không để dịch bệnh lây lan, đồng thời, phải duy trì và phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội; trong 8 tháng đầu năm 2020, Agribank đã ban hành nhiều cơ chế chính sách quan trọng liên quan đến việc tháo gỡ kháo khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19 như ban hành và triển khai quy định nội bộ hướng dẫn Thông tư 01/2020/TT-NHNN, của Ngân hàng Nhà nước; ban hành chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất với quy mô 100.000 tỷ đồng, mức lãi suất hỗ trợ lên đến 2,5%/năm nhằm mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, chương trình chính sách đặc biệt là cho vay để duy trì và khôi phục các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch (VB 2250/NHNo-TD và VB số 2596/NHNo-TD).
Tính đến cuối tháng 8-2020, dư nợ bị ảnh hưởng bởi COVID-19 tại Agribank là 177.962 tỷ đồng, trong đó Agribank thực hiện cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi, phí theo Thông tư 01 là 52.263 tỷ đồng với 17.268 khách hàng. Ngoài ra, Agribank thực hiện cho vay mới đối với các khách hàng ảnh hưởng dịch COVID-19 với doanh số hơn 75.000 tỷ đồng, với gần 22.000 khách hàng; trong đó thực hiện cho vay mới theo chương trình ưu đãi lãi suất (VB 2594) là 40.700 tỷ đồng. Agribank thực hiện hạ lãi suất cho hơn 17.000 khách hàng bị ảnh hưởng với dư nợ được hạ là hơn 30.000 tỷ đồng.
Thực tế triển khai cho thấy, Agribank đã thực hiện cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ tập trung nhiều nhất tại khu vực thành phố Hà Nội và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, số lượng khách hàng được cơ cấu lại nợ tập trung ở các khu vực Tây Nguyên (3.513 khách hàng), Trung du Bắc Bộ (2.688 khách hàng) và Tây Nam bộ (2.575 khách hàng). Đối với giải pháp miễn giảm lãi tập trung nhiều nhất tại các khu vực: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực miền núi cao biên giới, khu 4 cũ; trong đó số lượng khách hàng miễn giảm lãi cao tại các khu vực: Khu 4 cũ (296 khách hàng), Tây Nguyên (263 khách hàng), Trung du Bắc Bộ (219 khách hàng).
Chủ động các giải pháp tiếp tục ứng phó với dịch bệnh
Theo nhận định và dự báo của các tổ chức và chuyên gia y tế, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm, bùng phát và khả năng tiếp tục kéo dài, tác động tiêu cực đến nhiều mặt kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Trong điều kiện khó thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh đến 30-6-2020 chưa đạt lộ trình đề ra, Agribank xác định những tháng cuối năm là giai đoạn nước rút để thực hiện các mục tiêu còn lại của năm 2020 và Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ cấu giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, Agribank tiếp tục chủ động nắm bắt, cập nhật kịp thời các thông tin chính thức về diễn biến mới của dịch COVID-19 và chỉ đạo của các cấp, các ngành, các địa phương để thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch; chủ động áp dụng các biện pháp ứng phó, bảo đảm hoạt động an toàn, thông suốt, không bị gián đoạn trong mọi trường hợp.
Về hoạt động tín dụng, Agribank tiếp tục tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực ưu tiên và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện của tất cả các chi nhánh trong hệ thống để đảm bảo việc thực hiện đúng quy định và hiệu quả; chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để bảo đảm thanh khoản.
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về tiết giảm chi phí hoạt động, giảm lương thưởng, lợi nhuận để tiếp tục giảm lãi suất cho vay thực chất đối với các khoản vay hiện hữu và các khoản vay mới, Agribank tiếp tục hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch.
Thời gian qua, nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ cho nền kinh tế trong lúc khó khăn, mặc dù dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn của Agribank có giảm so với năm 2019 do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Vì vậy, trong những tháng cuối năm, Agribank tiếp tục ưu tiên cho vay các đối tượng ưu tiên đặc biệt là cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; triển khai các gói tín dụng ưu đãi lãi suất tập trung vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay theo chuỗi liên kết,… đồng thời đẩy mạnh phương thức đầu tư cho nông nghiệp nông thôn thông qua tổ vay vốn, vận hành hiệu quả ngân hàng lưu động, chủ động đầu tư vào nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, góp phần bảo vệ an toàn người tiêu dùng và nâng cao uy tín, thương hiệu nông sản Việt Nam. Agribank tập trung tối đa mọi nguồn lực để khắc phục khó khăn, đồng thời luôn sẵn sàng, chủ động nguồn vốn để nhiều đối tượng khách hàng, doanh nghiệp, các mô hình sản xuất nông nghiệp,… trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh kéo dài vẫn được tiếp cận và vay vốn từ Agribank để phục hồi và sản xuất, kinh doanh hiệu quả./.
Ngành dầu khí trước sóng gió của “khủng hoảng kép”  (17/09/2020)
Công tác hậu cần cho bảo dưỡng: Chu đáo, tận tâm và tiết kiệm  (15/09/2020)
Du lịch Hà Nội nỗ lực vượt khó  (03/09/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển