Ngành Y tế tích cực, chủ động trong ứng phó cơn bão số 10
Chiều 15-9, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã tham gia Đoàn công tác của Chính phủ đến các tỉnh miền Trung làm việc về công tác ứng phó với bão lũ.
Sẵn sàng ứng cứu tuyến dưới trong bão
Trước khi bão đổ bộ vào đất liền, Bộ Y tế trong công điện khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh,thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa và các tỉnh Bắc bộ; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Trung, phía Bắc đã yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các cơ sở y tế tổ chức trực ban, trực cấp cứu, sẵn sàng thu dung và cấp cứu cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa, bão số 10. Các đội cấp cứu cơ động trực 24/24 giờ luôn trong trạng thái sẵn sàng nhằm triển khai khẩn cấp công tác ứng phó với bão số 10.
Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với các sở, ngành của địa phương hỗ trợ nhân dân dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết khác để chủ động đối phó với mưa, bão, lũ gây ra đối với các địa bàn trọng điểm có thể bị chia cắt dài ngày; chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, hóa chất, thiết bị phương tiện và phân công các đội y tế cơ động trực ứng trực 24/24 giờ, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do mưa, bão gây ra. Sở Y tế các địa phương ở khu vực bão đổ bộ và các đơn vị liên quan báo cáo nhanh số lượng trang thiết bị, cơ số thuốc, hóa chất dự trữ tại địa phương, đơn vị về Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế.
Cùng với công điện của Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng có văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa triển khai công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 10. Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố, cần chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, cơ số xe cấp cứu, trang thiết bị thuốc, vật tư tiêu hao cho tối thiểu hai đội cấp cứu lưu động để kịp thời ứng cứu khi được lệnh điều động. Các bệnh viện chủ động phối hợp với Sở Y tế địa phương và các tỉnh lân cận kiểm tra về việc chuẩn bị sẵn sàng ứng cứu tại một số cơ sở khám, chữa bệnh.
Bộ yêu cầu Sở Y tế các địa phương khẩn trương chỉ đạo và chịu trách nhiệm giám sát kiểm tra các bệnh viện, các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc tập trung mọi nguồn lực, tổ chức triển khai di dời, bảo vệ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; bảo đảm an toàn cho người bệnh đang khám chữa bệnh tại bệnh viện, sẵn sàng thu dung, chăm sóc, điều trị kịp thời các trường hợp cấp cứu, chấn thương, giảm thiểu tử vong. Các Sở Y tế rà soát kế hoạch khám, chữa bệnh cấp cứu, ứng phó tình huống khẩn cấp của địa phương và các đơn vị trực thuộc, dự trù đủ thuốc, vật tư trang thiết bị y tế, chuẩn bị sẵn sàng các đội cấp cứu lưu động và thiết lập bệnh viện dã chiến kịp thời trong tình huống khẩn cấp cần thiết, sẵn sàng ứng cứu cho các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão; bảo đảm liên thông đường dây liên lạc 24/24 giờ với các đơn vị cấp cứu của các đơn vị trực thuộc để sẵn sàng tham gia ứng cứu khi được điều động.
Tăng cường phòng chống dịch bệnh sau bão
Sau bão, ngày 16-9, Cục Y tế dự phòng đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa và các tỉnh Bắc Bộ khẩn trương chủ động triển khai các phương án ứng phó về y tế và công tác phòng chống dịch bệnh, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường trong và sau bão, lụt.
Sở Y tế các địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng bị ngập lụt triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý xác súc vật chết và các biện pháp vệ sinh khác theo các khuyến cáo của ngành y tế; đồng thời, triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường sau lũ và ngập lụt, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn xác động vật tránh phát sinh các dịch, bệnh truyền nhiễm; phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.
Tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau lũ và ngập lụt như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, đặc biệt cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa (như: tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn...); duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch để sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới; tổ chức các đoàn kiểm tra, hướng dẫn người dân về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm khi cần thiết.
Các địa phương cần chủ động cấp hóa chất, hướng dẫn người dân thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng Chloramin B, Aquatabs hoặc những hóa chất khử khuẩn khác tại các vùng có thể bị ngập lụt; tăng cường giám sát chất lượng nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt tại các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung, đảm bảo nồng độ Clo dư luôn đạt 0,3-0,5 mg/lít tại vòi sử dụng để người dân luôn có nước sạch sử dụng. Bên cạnh đó, địa phương bố trí đầy đủ nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm cho những nơi trong vùng ảnh hưởng của bão và ngập lụt...
Hướng dẫn người dân phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường sau bão
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng, ngay sau bão, y tế các địa phương vùng bão đi qua đã triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe nhân dân.
Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Lương Tâm cho biết: Trong ngày 17-9, đơn vị đã cấp 5 cơ số hóa chất phòng, chống dịch bệnh cho Trung tâm Y tế dự phòng thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên đồng thời tiến hành xử lý môi trường sau bão số 10. Cụ thể, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Tĩnh đã cấp 90 lít hóa chất diệt muỗi loại Hockey DeltaPlus, Hantox và 170kg Cloramin B, chỉ đạo các đơn vị trên tùy vào tình hình thực tế tại các xã bị ngập do nước mưa, nước biển dâng mà tiến hành phun hóa chất xử lý môi trường. Các trạm y tế phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành vệ sinh môi trường sau bão kết hợp với vệ sinh môi trường phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Với phương châm nước rút đến đâu hướng dẫn người dân xử lý nguồn nước và làm vệ sinh môi trường đến đó, đơn vị đã chỉ đạo các Trung tâm Y tế dự phòng huyện phối hợp với trạm y tế xã, nhân viên y tế thôn đồng loạt ra quân hướng dẫn người dân xử lý nguồn nước sinh hoạt, phun hóa chất ở những vùng có nguy cơ xảy ra sốt xuất huyết, phun cloramin B khử khuẩn phòng chống một số bệnh về đường tiêu hóa.
Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Tĩnh khuyến cáo, sau bão lụt là thời điểm rất dễ bùng phát các loại dịch bệnh như: sốt xuất huyết, cảm cúm, các bệnh đường tiêu hóa, các bệnh về da, mắt... Để hạn chế các dịch bệnh có thể xảy ra, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng chống như: thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn thực phẩm và thường xuyên rửa tay với xà phòng.
Để bảo đảm vệ sinh môi trường, người dân cần tổ chức thu gom, xử lý xác động vật bằng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo, phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ./.
Long An: Kỷ niệm 50 năm ngày được phong tặng danh hiệu 8 chữ vàng  (17/09/2017)
Lễ hội "Cảm nhận Việt Nam" tại tỉnh Kanagawa của Nhật Bản  (17/09/2017)
Sắp xét xử vụ nhắn tin khủng bố Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh  (17/09/2017)
Kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN tại Hoa Kỳ và Tây Ban Nha  (17/09/2017)
Thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ  (17/09/2017)
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo WTO  (17/09/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên