Quảng Ninh hành động quyết liệt, hiệu quả thực hiện “mục tiêu kép”; tập trung nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo
TCCS - Ngày 13-11-2021, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026, tổ chức Kỳ họp thứ 5 (kỳ họp chuyên đề) để thảo luận, quyết nghị một số nội dung thuộc thầm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh. Kỳ họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại hội trường và trực tuyến đến các địa phương.
Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân tỉnh đã quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư “Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nguồn lực, phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện mục tiêu nâng cao đời sống, thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, đồng thời nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, vùng miền, xây dựng văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh. Trọng tâm là tập trung nguồn lực để hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội đồng bộ, khai thác hiệu quả lợi thế đặc thù, khác biệt của từng địa phương là các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, biên giới, hải đảo trong giai đoạn mới.
Đa số các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh đồng tình với việc phải kết hợp chặt chẽ, lồng ghép nguồn lực giữa Chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu với Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025. Từ đó, tạo ra nguồn lực tổng hợp và tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển toàn diện thực chất, hiệu quả bền vững cả về nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng hiện đại, gia tăng giá trị, đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi, sản phẩm lợi thế của từng vùng miền để phát triển nông nghiệp hàng hóa có sức cạnh tranh cao gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP. Tổng kinh phí thực hiện chương trình giai đoạn 2021 - 2025 tối thiểu là 4.200 tỷ đồng, đây là nguồn lực rất lớn để từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể; phát triển toàn diện y tế, giáo dục và đào tạo gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập; bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.
Để nghị quyết đi vào cuộc sống, phát huy hiệu lực, hiệu quả, đòi hỏi Ủy ban nhân dân tỉnh phải tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt; các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nghị quyết vừa được thông qua. Thay mặt chủ tọa kỳ họp và Hội đồng nhân dân tỉnh, phát biểu bế mạc kỳ họp, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, nhấn mạnh một số vấn đề chủ yếu sau đây:
Một là, tình hình dịch bệnh trên thế giới, ở khu vực và trong nước được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là trong mùa đông năm nay. Ở trong tỉnh, trong ba tuần qua, xuất hiện các ổ dịch lớn tại Đông Triều, Uông Bí và nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng tại các địa phương, kể cả trong trường học, nhà máy có hàng ngàn công nhân; mặc dù tình hình vẫn đang trong tầm kiểm soát nhưng tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, lan rộng. Vì vậy, các cấp, các ngành, địa phương, từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu sâu sát cụ thể; tiếp tục tập trung ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; nỗ lực cao nhất để kiểm soát dịch bệnh, ngăn chặn, tầm soát chủ động, xét nghiệm sàng lọc, phát hiện sớm, truy vết nhanh, khoanh vùng, cách ly, điều trị hiệu quả; kiên quyết không để dịch ngấm sâu vào trường học, khu dân cư, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, chợ... Kiên trì thực hiện có hiệu quả phương châm “3 trước”, “4 tại chỗ”, dự phòng, tích cực, chủ động, từ xa, từ sớm, từ cơ sở; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải nâng cao hơn nữa tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khẩn trương, nghiêm túc rà soát, rút kinh nghiệm, khắc phục những điểm yếu kém, bất cập, lúng túng đã bộc lộ trong thời gian đầu chuyển sang trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” vừa qua để nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện, xây dựng mới các phương án, kịch bản phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp, khả thi; chủ động, sẵn sàng vừa phòng, chống dịch hiệu quả, xử lý nhanh, gọn mọi tình huống nảy sinh, vừa ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an dân, an sinh, trật tự, an toàn xã hội. Sớm hoàn thành dứt điểm việc củng cố, tăng cường năng lực tuyến y tế cơ sở, y tế dự phòng, y tế học đường, nhất là về nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành. Quản lý chặt chẽ, bảo vệ đối tượng trọng điểm là học sinh dưới 12 tuổi, người già có bệnh nền không thể tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19; gắn chặt với trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy cấp xã, cấp huyện và ngành y tế.
Tiếp tục tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ toàn tuyến biên giới, ngăn chặn triệt để các trường hợp nhập cảnh trái phép. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện các giải pháp công nghệ hỗ trợ tối ưu việc khai báo y tế, khai báo di chuyển nội địa tại tất cả các chốt kiểm soát ra vào tỉnh, kết nối liên thông, chia sẻ đồng bộ, dữ liệu cập nhật. Tiếp tục truyền thông, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân, nhất là tuân thủ nguyên tắc vắc-xin + 5K + thường xuyên hằng ngày khai báo y tế điện tử; tích cực tham gia vào tổ phòng chống COVID cộng đồng, tổ liên gia tự quản. Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh; xử lý nghiêm và công khai các trường hợp vi phạm.
Hai là, tận dụng mọi cơ hội an toàn và thời gian còn lại của năm 2021 phục hồi ngành du lịch, thu hút hiệu quả các nguồn lực đầu tư; nâng cao tỷ lệ, chất lượng, hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính ngân sách gắn với trách nhiệm người đứng đầu; phát triển sản xuất, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, nhất là những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19; tháo gỡ vướng mắc về mặt bằng thi công, vật liệu san lấp, thủ tục hành chính đối với các dự án đầu tư, không phân biệt nguồn vốn; kích cầu tiêu dùng nội địa, lưu thông hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu; duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là ngành than và các ngành sản xuất, công nghiệp chế biến, chế tạo; kiên trì, nhất quán, quyết tâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10% và chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 51.000 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% vốn kế hoạch điều hành. Đẩy nhanh tiến độ bảo đảm chậm nhất ngày 31-12-2021 hoàn thành 3 công trình trọng điểm: Đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường ven biển nối thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả, cầu Cửa Lục 1.
Từ cấp xã đến cấp tỉnh phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng điều hành của bộ máy nhà nước; phấn đấu năm 2021 giữ vững vị trí đứng đầu của 4 chỉ số PCI, PAR Index, PAPI, SIPAS; nâng cao chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Tiếp tục chăm lo bảo vệ sức khỏe, đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và hiệu quả triển khai Nghị quyết số 6 của Tỉnh ủy, số 16 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, mà cái đích cuối cùng là phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân ở nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.
Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia. Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong đối thoại, tiếp công dân, giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo, các kiến nghị, phản ánh chính đáng của nhân dân, nhất là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, tái định cư. Đẩy mạnh phòng, chống, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; trấn áp các loại tội phạm trong những tháng cuối năm.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh triển khai ba khâu đột phá giai đoạn 2020 - 2025 là: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dân số; trong đó, phải thực sự chú trọng, bằng hành động thực tế tạo chuyển biến thực chất trong giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân, lao động ngành than, trong các khu công nghiệp, khu kinh tế. Đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, bảo đảm liên thông, tổng thể, nhất là hạ tầng số, hạ tầng thương mại, hạ tầng cảng biển, khu công nghiệp. Xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh.
Bốn là, tích cực, chuẩn bị tốt các nội dung Kỳ họp thường lệ cuối năm 2021, trọng tâm là tập trung xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 - năm đầu tiên của thời kỳ ổn định ngân sách mới 2022 - 2025 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Nghị quyết số 122 của Quốc hội; Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm 2021 - 2025; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương; định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương thời kỳ ổn định ngân sách 2022 - 2025.
Khắc phục những hạn chế, yếu kém, bất cập trong quản lý đầu tư công thời gian qua. Nâng cao chất lượng lập kế hoạch, dự toán, hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước; phát huy mạnh mẽ vai trò vốn “mồi” của đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt các nguồn lực ngoài nhà nước; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển. Kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, kéo dài, lãng phí; bảo đảm cơ cấu đầu tư hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa các vùng miền, lĩnh vực vừa gia tăng động lực tăng trưởng, vừa bảo đảm an sinh xã hội, nhanh chóng thu hẹp chênh lệch vùng miền và khoảng cách giàu nghèo. Trong đó, đối với Chương trình 06 yêu cầu các địa phương phải rà soát, xác định nhu cầu, đề xuất danh mục cụ thể các công trình động lực thiết yếu về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội có ý nghĩa tạo đòn bẩy, cú hích thúc đẩy phát triển sản xuất, gia tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, tập trung nguồn lực, giải quyết dứt điểm; kiên quyết không hình thành tầng nấc trung gian trong quản lý, phân bổ vốn và phát sinh thủ tục hành chính, kéo dài thời gian chuẩn bị đầu tư.
Quảng Ninh cần tận dụng mọi cơ hội an toàn và thời gian còn lại của năm 2021 để phục hồi ngành du lịch, nâng cao tỷ lệ, chất lượng, hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính ngân sách gắn với trách nhiệm người đứng đầu; thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu; duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là ngành than và các ngành sản xuất, công nghiệp chế biến, chế tạo. Tỉnh Quảng Ninh kiên trì, nhất quán, quyết tâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10% và chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 51.000 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% vốn kế hoạch điều hành; đẩy nhanh tiến độ bảo đảm hoàn thành 3 công trình trọng điểm là đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường ven biển nối thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả, cầu Cửa Lục 1 vào cuối năm 2021./.
Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI làm việc với Tỉnh ủy Quảng Ninh  (14/11/2021)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên