Công ty TNHH Khu công nghiệp Texhong Việt Nam tích cực tham gia phát triển công nghiệp chế biến chế tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
TCCS - Công ty TNHH Khu công nghiệp Texhong Việt Nam - Chủ đầu tư hạ tầng Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Texhong Hải Hà - Giai đoạn 1 tích cực triển khai các giải pháp thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 16-11-2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh “về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020 - 2025” với những nội dung cụ thể.
Đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Texhong Hải Hà
Khu công nghiệp (KCN) Texhong Hải Hà được định hướng phát triển đa ngành nghề, trong đó giai đoạn 1 ưu tiên thu hút các dự án thuộc chuỗi dây chuyền công nghiệp dệt may, phấn đấu trở thành khu công nghiệp chuyên sâu dệt may đầu tiên và hiện đại nhất trong cả nước.
Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Texhong Hải Hà - giai đoạn 1 (660ha) có diện tích đất đã được Nhà nước cho thuê là 394,36ha, đạt 75,84% tổng diện tích đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng. Diện tích đất đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đang thực hiện thủ tục cho thuê đất là 125,6ha, chiếm 24,15% tổng diện tích đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng. Diện tích đất đã được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 380,8ha (không bao gồm đất cây xanh, giao thông), chiếm 74,77% đất công nghiệp kho tàng của Dự án.
Trong thời gian qua, KCN Texhong Hải Hà đã tiến hành đầu tư hạ tầng đồng bộ, nhất là đầu tư đồng bộ hệ thống đường nội bộ, mạng lưới cấp điện, đường ống cấp nước, hệ thống thu gom thoát nước mưa, hệ thống thu gom thoát nước thải, hệ thống thông tin liên lạc… dẫn đến chân hàng rào các nhà máy của các dự án đầu tư thứ cấp trong khu công nghiệp. Những công trình hạ tầng đã và đang được quy hoạch đầu tư gồm:
- 01 trạm biến áp 110 KVA với công suất 04 máy x 63 MVA. Trong đó đã đưa vào sử dụng 02 máy x 63 MVA.
- Nhà máy nước cấp giai đoạn 1 công suất 12.000 m3/ngày đêm.
- 02 module của hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 10.000 m3/ngày đêm và 6000 m3/ngày đêm.
- Hệ thống cung cấp hơi nước, khí LPG.
Nhìn chung, việc triển khai đầu tư theo đúng yêu cầu, chất lượng và tiến độ cam kết, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đầu cơ, giữ đất; tăng nhanh tỷ lệ lấp đầy, tránh bỏ lỡ cơ hội, lãng phí đất đai, tài nguyên, nguồn lực.
Về thu hút đầu tư
Với mục tiêu ưu tiên chọn lọc các dự án, nhà đầu tư FDI có chất lượng, tính đến tháng 9-2022, KCN đã thu hút được 19 dự án thứ cấp (trong đó 11 dự án thứ cấp do Tập đoàn Texhong đầu tư) với tổng số vốn đầu tư đã đăng ký là 1.458 tỷ USD, đến nay lũy kế số vốn đầu tư đã thực hiện khoảng 1 tỷ USD (trong đó, vốn đầu tư thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 79 triệu USD, ước tính cả năm khoảng 132 triệu USD). Hiện tại, KCN vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư FDI đến đầu tư dự án tại KCN để gia tăng tỉ lệ lấp đầy của giai đoạn 1.
Trong thời gian tới, chủ đầu tư hạ tầng KCN Texhong Hải Hà sẽ tiếp tục triển khai đầu tư hạ tầng KCN phục vụ các dự án thứ cấp để tạo sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư thứ cấp. Cụ thể:
- Hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng toàn bộ 660ha và các thủ tục pháp lý liên quan.
- Tiếp tục tiến hành thi công san lấp mặt bằng và đầu tư đồng bộ hạ tầng trên diện tích khoảng 356.56ha chưa được đầu tư của dự án.
- Hoàn thiện và đưa vào vận hành các công trình hạ tầng đã và đang đầu tư phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư thứ cấp, cụ thể:
+ Nhà máy nước cấp giai đoạn 2 công suất 20.000 m3/ngày đêm.
+ 01 module của hệ thống XLNTTT công suất 20.000 m3/ngày đêm.
+ Công trình xử lý bùn thải, sản xuất hơi nước, phát điện.
- Triển khai đầu tư các dự án Nhà xưởng tiêu chuẩn cho thuê để kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường đối với nhà xưởng sản xuất cho thuê hiện nay.
- Lập phương án đầu tư Dự án khu nhà ở xã hội để đảm bảo an ninh kinh tế, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cũng như mong muốn an cư lạc nghiệp cho người lao động tại KCN cảng biển Hải Hà, tạo sức cạnh tranh và thu hút nguồn lực lao động ổn định, chất lượng cao đến làm việc tại KCN.
Đóng góp của Khu công nghiệp Texhong Hải Hà đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Các Dự án đầu tư tại Khu công nghiệp Texhong Hải Hà đã tạo cơ hội việc làm cho hơn 12.600 người lao động. Mức thu nhập bình quân của người lao động Việt Nam khoảng 8 triệu đồng/người/tháng. Đặc biệt, trong giai đoạn COVID-19 vẫn đảm bảo sản xuất an toàn và thu nhập cho người lao động, tránh các rủi ro về an ninh trật tự tại địa phương.
Đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng hơn 564 tỷ (giai đoạn 2020 - 2021) với các khoản thu từ các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế xuất nhập khẩu hàng hóa; thuế giá trị gia tăng; các loại thuế, phí và lệ phí khác theo quy định của pháp luật.
Góp phần mở ra hướng mới về hoạt động đầu tư và sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh; tạo điều kiện chuyển đổi mô hình cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn vùng, tạo môi trường phát triển đồng đều, mở ra kỷ nguyên phát triển kinh tế và cạnh tranh phát triển kinh tế vùng. Nhờ đó cải thiện thu nhập và nâng cao mức sống của người dân tại địa phương.
Trong quá trình hoạt động đầu tư, xây dựng và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, KCN Texhong Hải Hà luôn chủ động làm cầu nối đề xuất, kiến nghị những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN Texhong Hải Hà, cũng như khó khăn vướng mắc của chính bản thân chủ đầu tư hạ tầng KCN và đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời của các cơ quan ban ngành chức năng cấp địa phương cũng như cấp Tỉnh.
Trong thời gian tới, bên cạnh việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tiếp tục sát sao, đồng hành, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp, Chủ đầu tư cũng hy vọng tỉnh Quảng Ninh có nhiều chính sách ưu đãi về đầu tư hơn để có thể thu hút những nhà đầu tư FDI có chất lượng vào KCN cảng biển Hải Hà nói riêng cũng như các KCN tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói chung, nhờ đó giúp các KCN đạt được mục tiêu trở thành KCN chuyên ngành, chuyên sâu, hiện đại và có giá trị gia tăng cao./.
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp như một đột phá của chuyển đổi phương thức phát triển ở Quảng Ninh  (26/11/2022)
Một số gợi ý cho Quảng Ninh về công nghiệp chế biến, chế tạo  (26/11/2022)
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay