Phấn đấu đưa huyện Đan Phượng trở thành đô thị hiện đại trong giai đoạn 2020-2025
TCCS - Với phương châm “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Phát triển”, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đan Phượng lần thứ XXIV, Nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã nghiêm túc đánh giá kết quả của nhiệm kỳ 2015-2020; đồng thời, quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển huyện trở thành đô thị hiện đại trong giai đoạn 2020-2025.
Là mảnh đất nằm ở cửa ngõ của kinh thành Thăng Long, huyện Đan Phượng được biết đến là một vùng đất "địa linh nhân kiệt", một địa bàn chiến lược quan trọng trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nhân dân Đan Phượng có truyền thống đoàn kết, hiếu học, lao động cần cù, sáng tạo, giàu tình yêu quê hương đất nước và ý chí kiên cường cách mạng. Nhiệm kỳ 2015 - 2020, dù gặp không ít khó khăn, thách thức, nhưng phát huy truyền thống huyện Anh hùng, Đảng bộ và nhân dân huyện Đan Phượng luôn nỗ lực phấn đấu, lựa chọn nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đạt được những kết quả quan trọng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 9,63%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, công nghiệp - xây dựng chiếm 48,98%; thương mại - dịch vụ chiếm 45,14%; nông nghiệp - thủy sản chiếm 5,88%. Giá trị nông nghiệp, thủy sản đạt 371 triệu đồng/ha/năm, tăng gấp 1,25 lần so với năm 2015. Thu nhập bình quân năm 2020 ước đạt 61,2 triệu đồng/người/năm, gấp 2,1 lần năm 2015. Tính đến hết năm 2019, huyện có 9 xã được thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Năm 2020, huyện phấn đấu 6 xã còn lại đạt nông thôn mới nâng cao, chiếm 100% số xã. Toàn huyện có 52/52 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (vượt chỉ tiêu 3 trường), trong đó có 14 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Tổng thu ngân sách nhà nước nhiệm kỳ 2015-2020 ước đạt 2.540 tỷ đồng, tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân hàng năm đạt 13%. Toàn huyện kết nạp được 902 đảng viên mới, đạt 112,8% so với chỉ tiêu đề ra.
Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong nhiệm kỳ qua, huyện ủy Đan Phượng luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, Đảng bộ huyện Đan Phượng đã tập trung phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp xây dựng và nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao. Trong 5 năm qua, kinh tế của Đan Phượng tiếp tục phát triển đồng bộ cả về quy mô và chất lượng, giữ vững tốc độ tăng trưởng bình quân 9,63%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ; giảm tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản. Toàn huyện có 1.044 doanh nghiệp đang hoạt động, 1.771 hộ sản xuất tập trung tại 5 cụm công nghiệp, 7 làng nghề, với diện tích trên 90,6 ha, thu hút hàng vạn lao động, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, tạo nguồn thu ngân sách bền vững. Thu nhập bình quân năm 2020 của Đan Phượng ước đạt 61,2 triệu đồng/người (gấp 2,1 lần so với năm 2015).
Trong nhiệm kỳ qua, huyện đã huy động tốt các nguồn lực tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Huyện đã huy động được hơn 2.597 tỷ đồng để đầu tư xây dựng 646 công trình ở tất cả các lĩnh vực. Nhờ đó, kết cấu hạ tầng của huyện được đầu tư tương đối đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo môi trường đầu tư thuận lợi; đồng thời nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Đặc biệt, công tác xây dựng nông thôn mới được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, với cách làm sáng tạo nên đã đạt kết quả nổi bật. Đến hết năm 2019, huyện có 9/15 xã được thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đan Phượng đang phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao tại 100% số xã trong năm 2020.
Nhiệm kỳ qua, kinh tế của Đan Phượng tiếp tục phát triển đồng bộ cả về quy mô và chất lượng, giữ vững tốc độ tăng trưởng bình quân 9,63%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ; giảm tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản. Toàn huyện có 1.044 doanh nghiệp đang hoạt động, 1.771 hộ sản xuất tập trung tại 5 cụm công nghiệp, 7 làng nghề, với diện tích trên 90,6 ha, thu hút hàng vạn lao động, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, tạo nguồn thu ngân sách bền vững. Thu nhập bình quân năm 2020 của Đan Phượng ước đạt 61,2 triệu đồng/người (gấp 2,1 lần so với năm 2015).
Sự nghiệp văn hóa, giáo dục được quan tâm và có bước phát triển mới, an sinh xã hội được bảo đảm; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững… Trong 5 năm qua, huyện đã đầu tư trên 600 tỷ đồng xây dựng các trường học. Đến nay, toàn huyện đã có 52/52 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có 14 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Đến nay, toàn huyện đã có 52/52 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có 14 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao.
Đặc biệt, công tác xây dựng nông thôn mới được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, với cách làm sáng tạo nên đã đạt kết quả nổi bật. Đến hết năm 2019, huyện có 9/15 xã được thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong đó, có xã Đan Phượng được lựa chọn để tiến hành xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu Thủ đô. Đan Phượng đang phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao tại 100% số xã trong năm 2020.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên. Tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng sâu sát cơ sở, tăng cường đối thoại, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề bức xúc từ cơ sở. Thực hiện đồng bộ, dân chủ, công khai các khâu trong công tác cán bộ, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín ngang tầm nhiệm vụ. Chú trọng công tác kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm; giám sát theo chuyên đề và kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đạt kết quả, có tác dụng thiết thực trong phòng, ngừa sai phạm…
“Phát huy truyền thống huyện Anh hùng, kết quả xây dựng nông thôn mới; tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; huy động mọi nguồn lực xây dựng huyện Đan Phượng sớm trở thành quận trong nhiệm kỳ 2020-2025”, với mục tiêu tổng quát, 5 nhiệm vụ trọng tâm, 2 khâu đột phá, 4 nhóm chỉ tiêu và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nêu trong báo cáo chính trị, Đảng bộ huyện Đan Phượng xác định tập trung triển khai thực hiện tốt Đề án “Đầu tư xây dựng huyện Đan Phượng thành quận giai đoạn 2020-2025”; cụ thể hóa bằng các đề án thành phần chi tiết. Theo đó, Đảng bộ huyện tập trung thực hiện các nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, chú trọng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch đồng bộ. Đảng bộ huyện xác định công tác quy hoạch phải đi trước một bước để hình thành quận mới hiện đại, thông minh, xanh, phát triển hài hòa, bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường. Từ đó, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng tiêu chí quận, tạo thế và lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cảnh quan đô thị, gắn quá trình đô thị hóa với bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, bảo vệ cảnh quan, môi trường “Sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”; tiếp tục giữ vững và phát huy những thành quả đã đạt được trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, làm tiền đề, nền tảng để phát triển thành đô thị.
Thứ hai, phát huy tiềm năng, thế mạnh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại, dịch vụ - công nghiệp. Xây dựng, mở rộng cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn. Phát triển nông nghiệp ven đô theo hướng sản xuất hàng hoá chuyên canh, tập trung, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch; tiếp tục thực hiện tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Đan Phượng có uy tín trên thị trường. Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về đất đai ven sông Hồng, sông Đáy để phát triển kinh tế.
Thứ ba, làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của các di sản văn hóa gắn với xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Tiếp tục chăm lo phát triển sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng các thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, chú trọng thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho người lao động, đáp ứng yêu cầu của quá trình đô thị hóa.
Thứ tư, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, kiên trì, kiên quyết thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; chú trọng xây dựng, rèn luyện, nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên; đề cao trách nhiệm, vai trò nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, giữ nghiêm kỷ luật Đảng. Đổi mới công tác dân vận; tăng cường đối thoại, tiếp xúc với nhân dân, xử lý tốt các vấn đề phức tạp phát sinh…
Thứ năm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp gắn với xây dựng chính quyền đô thị; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, quy tắc ứng xử của của cán bộ, công chức. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, nhất là về quản lý trật tự xây dựng, đô thị; quản lý đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; chủ động nắm tình hình, phát hiện và giải quyết kịp thời, làm tốt công tác hòa giải mâu thuẫn nội bộ nhân dân, không để phức tạp, phát sinh những điểm nóng về an ninh, trật tự trên địa bàn, thực hiện tốt Nghị quyết số 15-NQ/TU và Chỉ thị số 15-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy.
Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện Đan Phượng sẽ tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; huy động mọi nguồn lực xây dựng huyện sớm trở thành quận. Tập trung chú trọng phát triển kinh tế, làng nghề truyền thống, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đồng thời sẽ bổ sung và hoàn thiện các quy hoạch phù hợp với tiêu chí đô thị. Từ đó, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, trọng tâm là hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước. Huyện cũng sẽ khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề có thế mạnh. Cùng với đó là huy động các nguồn lực đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý nước thải, rác thải ở các cụm công nghiệp - làng nghề.
Phát huy truyền thống huyện Anh hùng và những thành tựu trong xây dựng nông thôn mới, với những kết quả thành công đạt được tại Đại hội đại biểu lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025 của Đảng bộ huyện Đan Phượng, Đảng bộ và nhân dân Đan Phượng quyết tâm tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XXIV Đảng bộ huyện, phát triển huyện thành quận trong nhiệm kỳ 2020 - 2025./.
Phát huy truyền thống huyện Anh hùng, xây dựng huyện Phú Xuyên phát triển bền vững  (13/08/2020)
Đảng bộ BIDV tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025  (12/08/2020)
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Giao thông vận tải: “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, trách nhiệm”  (12/08/2020)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm