Khu 4: Khu du lịch Kênh Gà – Vân Trình, Vân Long - Địch Lộng - Động Hoa Lư
17:52, ngày 04-03-2012
Suối khoáng nóng Kênh Gà
Vị trí: Suối khoáng nóng Kênh Gà thuộc thôn Kênh Gà, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, cách thành phố Ninh Bình khoảng 25km về phía Tây Bắc.
Đặc điểm: Suối khoáng nóng Kênh Gà là nguồn nước khoáng chứa nhiều muối Natriclorua, Canxi, Magiêclorua và muối Bicacbonat, nhiệt độ ổn định 530C, có tác dụng chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ, kích thích tiêu hoá bằng phương pháp tắm ngâm kết hợp với vật lý trị liệu.
Hiện nay, suối khoáng nóng Kênh Gà đã được Công ty cổ phần Việt Thái đầu tư xây dựng trở thành Khu du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Kênh Gà. Du khách có thể tới đây nghỉ dưỡng kết hợp du thuyền, tham quan, tìm hiểu cuộc sống của ngư dân khu làng nổi Kênh Gà, tham quan động Vân Trình, một trong những hang động có nhiều nhũ đá đẹp nhất ở Ninh Bình.
Động Vân Trình
Vị trí: Động Vân Trình nằm trong núi Mõ, thuộc thôn Vân Trình, xã Thượng Hoà, huyện Nho Quan, cách thành phố Ninh Bình khoảng 27km về phía Tây Bắc, cách Suối khoáng nóng Kênh Gà 2km.
Đặc điểm: Động Vân Trình rộng gần 3.500m2, là động lớn nhất và đẹp nhất của Ninh Bình. Qua cửa động, mở ra trước mắt du khách một khung cảnh mới lạ chưa từng thấy, trần động lồng lộng như mái vòm thánh đường của một nhà thờ Thiên chúa giáo. Nhũ đá xung quanh động đẹp như những vách gấm, lòng động đột ngột mở ra một không gian rộng lớn khiến du khách có cảm giác như đang đứng trong một toà lâu đài cổ kính. Đặc biệt, ở đây có bức bình phong nhũ đá rất đẹp, ngăn động thành hai cung. Ngoài ra còn có hàng vạn những khối nhũ đá rủ xuống muôn màu như những chùm đèn, những bức rèm lộng lẫy.
Thời điểm tham quan: 7h30 - 17h00 hàng ngày.
Khu du lịch sinh thái Vân long
Khu du lịch sinh thái Vân Long nằm trên địa phận 7 xã thuộc huyện Gia Viễn, có diện tích khoảng 3.000ha, cách thành phố Ninh Bình 17km về phía Bắc. Đây là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc bộ với 457 loài thực vật bậc cao, 39 loài động vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Nơi đây còn có 32 hang động, trong đó có nhiều hang động đẹp có giá trị về du lịch.
Vân Long là điểm du lịch sinh thái lý tưởng, là hiện trường nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, các sinh viên, học sinh trong và ngoài nước.
Thời điểm tham quan: 7h30 - 17h00 hàng ngày.
Liên hệ: Trạm du lịch Vân Long
Địa chỉ: Xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
Điện thoại: (030) 386.87.98
Động Hoa Lư
Hội Lung Thau |
Vị trí: Động Hoa Lư thuộc địa phận thôn Mai Phương, xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn.
Đặc điểm: Động Hoa Lư là căn cứ ban đầu của Đinh Bộ Lĩnh, là một thung lũng rộng khoảng 16 mẫu, xung quanh là các dãy núi đá dựng đứng cao trên 200m. ở giữa động là một ngôi đền nhỏ thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền dựng theo kiểu ống muống (nhà dọc) hai gian, phía trước có 3 chữ Hán: Vọng Như Vân (nhìn xa với lòng ngưỡng mộ ấy như ẩn hiện trong mây). Đền luôn mở cửa để đón khách thập phương.
Đền Thung Lá
Vị trí: Đền Thung Lá thuộc địa phận xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn.
Đặc điểm: Đền Thung Lá thờ Mẫu Thượng Ngàn. Đền quay hướng Tây nam, toạ lạc trong khuôn viên rộng khoảng 4 mẫu, có núi đá bao quanh. Đền có kiến trúc kiểu “Tiền nhị, hậu đinh”- Hán tự. Tiền bái ba gian mở ra ba cửa, không có hiên, trên đắp lưỡng long chầu nguyệt, phía sau thông với hậu cung. Trung đường ba gian chia làm ba cung. Tượng Mẫu Thượng Ngàn được đặt trong khám sơn son thiếp vàng ở Hậu cung hình vòm, nét mặt hiền từ phúc hậu, gần gũi mà huyền bí linh thiêng.
Chùa và động Địch Lộng
Vị trí: Chùa và động Địch Lộng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, cách thành phố Ninh Bình 16km về phía Bắc.
Đặc điểm: Động Địch Lộng nằm ở lưng chừng núi, gồm ba hang liền nhau: hang thứ nhất là nơi thờ Phật nên cũng gọi là chùa Địch Lộng; hang thứ hai là hang Tối, nơi có rất nhiều nhũ đá đẹp với những hình thù, màu sắc khác nhau; hang thứ ba là hang Sáng, ở trên cao cửa hang thắt hẹp lại, có khoảng lộ thiên, khi có gió thổi mạnh vào trong động phát ra âm thanh của đá nghe như tiếng sáo. Vì vậy động mang tên là Địch Lộng (''Địch'' nghĩa là sáo, ''Lộng'' nghĩa là gió).
Trong chuyến tuần du ra Bắc Hà năm 1821, vua Minh Mạng đã đến thăm động và đề tặng 5 chữ: “Nam Thiên Đệ Tam Động” (động đẹp thứ ba trời Nam).
Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Gia Phương
Vị trí: Đền quay hướng Tây, toạ lạc trên một khu đất rộng khoảng 2.500m2, thuộc thôn Vân Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, cách thành phố Ninh Bình 16km về phía Tây Bắc.
Đặc điểm: Đền có 3 toà, kiến trúc theo kiểu “Tiền nhất, hậu đinh”- Hán tự. Tiền Đường 5 gian, kiến trúc theo kiểu đình làng. Điều đặc biệt là trong Hậu Cung chỉ đặt một tượng vua Đinh Tiên Hoàng làm bằng gỗ mít, sơn son thếp vàng, cao gần 2m, tương truyền được tạo dựng từ thời Hậu Lê. Phía trước đền có hồ bán nguyệt là nơi tụ thuỷ, giữa sân đền là một Long Sàng bằng đá, tượng trưng cho vua ngự triều. Đền đã được Nhà nước cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.
Đền thờ Đức Thánh Nguyễn
Vị trí: Đền thờ Đức Thánh Nguyễn (tức Nguyễn Minh Không) được xây dựng trên nền ngôi chùa Viên Quang - Đây là ngôi chùa do chính Nguyễn Minh Không xây dựng để thờ Phật vào khoảng năm 1121, thuộc địa phận xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn, cách thành phố Ninh Bình 17km về phía Tây Bắc.
Đặc điểm: Đền quay hướng Nam, được xây dựng trên một khu đất rộng gần 2 mẫu, kiến trúc theo kiểu “Tiền nhất, hậu công”- Hán tự. Tiền bái 5 gian, có 4 hàng cột, vì kèo theo kiểu ''Thượng giường hạ kẻ''. Mặt ngoài của gian giữa có cuốn thư chạm khắc bốn chữ Hán ''Thiên khái Thánh sinh'' (trời sinh ra Thánh). Trong cùng là Chính tẩm gồm 5 gian làm theo kiểu chồng giường, có bài vị thờ Nguyễn Minh Không và cha mẹ ông. Phía sau Chính tẩm của đền là gác chuông hai tầng, tám mái, được xây dựng bằng gỗ lim. Trong gác chuông treo một quả chuông nặng hơn một tấn, cao 1,6m, đường kính miệng 0,8m./.
Khu 3: Vườn quốc gia Cúc Phương, Kỳ Phú, hồ Đồng Chương  (04/03/2012)
Khu 2: Khu du lịch Trung tâm Thành phố Ninh Bình  (04/03/2012)
Khu 1: Tam Cốc Bích Động - Cố đô Hoa Lư – Hang động Tràng An  (04/03/2012)
Lễ hội truyền thống  (04/03/2012)
Ẩm thực Ninh Bình  (04/03/2012)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và những yêu cầu lịch sử
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm