Hội thảo quốc gia "Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế"
07:31, ngày 30-06-2010
Sáng 29-6, tại Trụ sở Bộ Biên tập Báo Nhân Dân - 71 Hàng Trống (Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Báo Nhân Dân tổ chức hội thảo quốc gia "Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế". Ðến dự, có đồng chí Vũ Khoan, nguyên: Bí thư T.Ư Ðảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch; Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ðinh Thế Huynh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân.
Ðến dự hội thảo, còn có Giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu cùng các đồng chí lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Du lịch Việt Nam; đại diện các tổ chức quốc tế; đại diện lãnh đạo một số tỉnh, thành phố, các bộ, ngành, các cơ quan quản lý du lịch địa phương, các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ sở đào tạo về du lịch, các doanh nghiệp du lịch trong nước và quốc tế.
Khai mạc hội thảo, đồng chí Ðinh Thế Huynh đã nêu bật sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước phát triển du lịch. So với thời kỳ mới thành lập cách đây nửa thế kỷ, ngành du lịch nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc với cơ ngơi hạ tầng cơ sở khang trang, bao gồm hệ thống khách sạn nhà hàng bảo đảm tiêu chuẩn đón khách quốc tế cùng những khu, điểm du lịch bề thế ở nhiều địa bàn. Ngành du lịch đã thực hiện nhiều chương trình và sự kiện du lịch hấp dẫn, phát huy nội lực và tiềm năng đa dạng trong nước, khuyến khích mọi thành phần kinh tế làm du lịch và mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ về vốn, về nghiệp vụ từ bên ngoài. Trong bối cảnh hiện nay, trong công cuộc đổi mới, CNH, HÐH đất nước đang được đẩy mạnh, đồng thời nước ta đang tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực cũng như trên thế giới, ngành du lịch nước ta đang đứng trước cơ hội và thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của tình hình mới. Hội thảo được tổ chức lần này nhằm tiếp tục xác định mục tiêu, bước đi của ngành du lịch trong bối cảnh đất nước đang tích cực, chủ động hội nhập quốc tế với cơ sở lý luận, thực tiễn sâu sắc.
Phát biểu ý kiến tại hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh đến vai trò, vị trí quan trọng của ngành du lịch trong đóng góp vào ngành kinh tế quốc dân. Ðến nay, trung bình mỗi năm ngành du lịch đã đón hơn mười triệu lượt khách trong nước và hơn bốn triệu lượt khách quốc tế. Nhưng điều đáng mừng là Việt Nam vừa được chọn vào nhóm 40 nước trên thế giới có nhiều khách du lịch nhất. Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Hơn nữa, chúng ta cần phát huy thế mạnh văn hóa gia đình của người Việt Nam. Phó Thủ tướng chỉ đạo những giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế. Giải pháp nào không tốn nhiều kinh phí thì làm sớm. Trong đó giải pháp hiện đại hóa thủ tục xuất nhập cảnh cần được thực hiện sớm hơn cả. Các giải pháp cần thực hiện là lựa chọn 50-60 điểm du lịch tầm cỡ quốc gia để chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Các di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia tại địa phương cần có ban chuyên môn để bảo tồn các di tích này. Rà soát 30 - 40 điểm du lịch gắn với các di sản phát triển du lịch. Cần đào tạo cán bộ quản lý chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động du lịch. Phó Thủ tướng cũng nêu ra các mặt hạn chế cần khắc phục của du lịch, nhất là về lĩnh vực hạ tầng giao thông còn yếu kém, đội ngũ nhân lực thiếu tính chuyên nghiệp, sản phẩm đơn điệu, công tác xúc tiến, quảng bá còn yếu, làm giảm khả năng cạnh tranh của du lịch nước ta so với khu vực và khiến tốc độ tăng trưởng chưa đạt như mong muốn.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày nhiều tham luận theo hai chủ đề chính: Những vấn đề vĩ mô đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam và du lịch trong quan hệ liên ngành; một số giải pháp phát triển, hội nhập. Trong đó đề cập các quan điểm về xu hướng phát triển du lịch thế giới, sự phát triển và những đóng góp của du lịch Việt Nam trên cơ sở khai thác các tiềm năng phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa, lịch sử, trong một môi trường ổn định về an ninh, chính trị và sự thân thiện của người dân; vai trò và những đóng góp của du lịch với nền kinh tế đất nước cùng các định hướng và giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế (Báo Nhân Dân sẽ có một trang chuyên đề về hội thảo đăng trong số báo ngày 1-7-2010).
Kết luận hội thảo, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã điểm lại những quan điểm và giải pháp được trình bày tại hội thảo. Trong đó, nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngành du lịch cũng như các tiềm năng đã và đang còn chưa được khai thác hiệu quả; một số tồn đọng, những trở ngại và nguyên nhân chủ yếu khiến sức cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam chưa cao so với các nước trong khu vực. Bộ trưởng cũng đưa ra các giải pháp mang tính chỉ đạo để ngành du lịch thực hiện như đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch có sự tham gia tích cực doanh nghiệp phối hợp với Nhà nước cùng làm; liên kết giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong các chương trình đòi hỏi sự thống nhất vì lợi ích chung; đồng thời thúc đẩy hơn nữa những chương trình đầu tư, xây dựng sản phẩm, thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam. Thời gian tới, bên cạnh việc tăng cường thu hút khách quốc tế, ngành du lịch cũng cần coi trọng hơn nữa việc phục vụ đối tượng du khách trong nước. Ðây không chỉ là một thị trường nhiều tiềm năng, góp phần ổn định hoạt động kinh doanh của ngành, mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân./.
Một số điểm mới về chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã  (30/06/2010)
Phương thức mới đào tạo cán bộ cơ sở: Xã đặt hàng, thẩm định và nghiệm thu người học  (30/06/2010)
Tư tưởng lớn từ những mẩu chuyện nhỏ  (30/06/2010)
“Hoàng thúc Lý Long Tường"  (29/06/2010)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên