*** Hồ sơ

- Internet: “Đối thủ” cạnh tranh của báo in

Với sự ra đời của Internet, báo in đang chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ báo mạng điện tử. Đặc biệt, vài năm qua, báo mạng điện tử đã làm giảm lượng phát hành của báo in, khiến nhiều tờ báo nổi tiếng thế giới phải “đóng cửa”. Vậy, liệu báo in có bị báo mạng điện tử “đánh bại” trong tương lai? Internet có phải là “đối thủ” cạnh tranh của báo in? Đây vẫn là bài toán đang chờ lời giải!

*** Vấn đề và bình luận

PGS.TS.Vũ Duy Thông - Báo mạng điện tử: “Sinh chậm”, “lớn” nhanh

Thế giới đã biết đến Internet từ khá lâu, nhưng đến năm 1997, nước ta mới có một doanh nghiệp dịch vụ quốc tế Internet là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) và bốn doanh nghiệp dịch vụ trong nước. Cũng trong năm 1997, tờ báo mạng điện tử đầu tiên của Việt Nam mới chính thức xuất bản.

Quốc Hưng - Báo in liệu có bị thủ tiêu?

Trong một nghiên cứu khá nghiêm túc có tựa đề “Báo in đang biến mất: Bảo vệ báo chí trong thời đại thông tin” (Vanishing Newspaper: Saving Journalism in the Information Age) công bố năm 2004, Giáo sư Mỹ Philip Meyer viết rằng: bị cạnh tranh, báo in sẽ chấm dứt sự tồn tại vào quý đầu của năm 2043. Quá trình xóa sổ này bắt đầu không phải từ ngày hôm nay, mà theo Meyer, từ 30 năm trước. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 đã bồi thêm một cú đánh chí mạng nữa vào báo in.

PGS.TS Đinh Thúy Hằng - Báo in giảm, độc giả có trả tiền đọc báo mạng?

Tháng 8-2009, “ông trùm” báo chí thế giới Rupert Murdoch đã tuyên bố kế hoạch trong vòng một năm tới, Tập đoàn Newscorp của ông sẽ áp dụng thu phí của người đọc báo mạng. Rupert Murdoch lập luận rằng, báo chí có chất lượng thì không thể rẻ. Một tờ báo cho không nội dung, tức là tự “tiêu diệt” khả năng sản xuất ra những tin bài tốt, có chất lượng cao.

Phạm Nhẫn - Tương lai của báo chí

Trong xã hội nào cũng vậy, báo chí luôn có sứ mệnh cao cả và ảnh hưởng to lớn. Công cụ mà báo chí sử dụng là thông tin. Đối tượng mà báo chí nhắm đến là độc giả. Hình thức mà báo chí sử dụng thuở ban đầu để truyền tải thông tin là giấy, về sau có sóng phát thanh và truyền hình. Báo in, báo đài và báo hình tạo thành ba trụ cột chính của thế giới báo chí trong suốt thời gian rất dài, cho tới khi xuất hiện Internet.

*** Bên lề sự kiện

Hoàng Ly - Blog – thế giới đầy biến động của những người trẻ

Muốn biết giới trẻ ngày nay đang ở đâu, làm gì và xu hướng phát triển như thế nào, hãy truy cập vào blog của họ... Nhận định đơn giản và khá đúng nhưng chưa đầy đủ, vì blog chỉ phản ánh được phần nào đời sống của giới trẻ, bởi blog chỉ phản ánh đời sống đó hoàn toàn qua chính lăng kính chủ quan của chủ nhân blog.

Minh Phương - Mạng xã hội “tham chính”

Cuộc chạy đua cho vị trí tổng thống Mỹ năm 2008 với thắng lợi về phía ông Barack Obama được góp phần rất lớn bởi các mạng xã hội. Ông B.Obama đã tỏ ra là một chính trị gia thế hệ mới, hiểu biết công nghệ hơn đối thủ McCain, và đã chiến thắng trên mạng trước khi chính thức thắng cử tổng thống.

Bảo Chi - New York Times - con đường chuyển đổi từ báo in sang báo mạng điện tử

ComScore, một công ty đánh giá hàng đầu trong thế giới số, hôm 16-6-2010 đã công bố một báo cáo về các tập đoàn báo chí trực tuyến của Mỹ. Báo cáo này cho thấy, hơn 123 triệu người Mỹ đã truy cập trang web của các tờ báo trong tháng 5-2010, chiếm 57% tổng số độc giả Internet ở Mỹ.

Thanh Quang - “Nỗi đau” của báo chí Anh trước “cơn lốc” báo mạng

Sự phát triển như vũ bão của mạng Internet đã khiến nhiều tờ báo ở Anh phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Và “nỗi đau” này nhức nhối hơn rất nhiều khi tờ báo quốc gia từng một thời “làm mưa làm gió” ở Anh như Independent bị cựu điệp viên KGB của Nga thu mua với giá… một bảng Anh.
 
Bích Hợp - Báo in vẫn là "đội quân" chủ lực trong tương lai! 
 
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của truyền hình và sự lan tỏa mạnh mẽ của mạng Internet, liệu trong tương lai báo in có còn người đọc? Kết quả điều tra tình hình đọc báo của một số nước phát triển cho thấy, báo in vẫn chiếm ưu thế trong thời đại bùng nổ thông tin.

*** Kinh tế và hội nhập

Đức Anh - World Cup - nhiều cơ hội “hốt bạc”

Ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, World Cup 2010 đang diễn ra tại Nam Phi gây sự chú ý của toàn thế giới. Không chỉ vì đây là lần đầu tiên một kỳ World Cup được tổ chức ở châu Phi, mà còn vì “cơn sốt” bóng đá cũng là cơ hội “hốt bạc” của nước chủ nhà, của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), của nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau...

*** Cửa sổ nhìn ra thế giới

Minh Duy - Vệt dầu loang BP

Đã tám tuần trôi qua kể từ khi xảy ra thảm họa tràn dầu chưa từng có trong lịch sử của Mỹ. Đích thân Tổng thống Mỹ B.Obama đã bốn lần thị sát tận nơi và đưa ra lời tuyên bố trấn an trên đài truyền hình về 20 tỉ USD tiền bồi thường của Tập đoàn dầu khí Anh BP (British Petroleum) cùng nỗ lực khắc phục thảm họa của BP, chính phủ Mỹ và các tổ chức môi trường… Song những điều này chưa đủ để ngăn vệt loang của dầu trên biển cũng như “vệt loang” chỉ trích của dư luận.

Đình Hùng - Kyrgyzstan: Sóng gió lại nổi lên

Kể từ sau cuộc biểu tình hồi tháng 4-2010 dẫn đến việc tổng thống lúc đó là ông Kurmanbek Bakiyev bị lật đổ, bất chấp những nỗ lực của chính phủ lâm thời do bà Roza Otunbayeva đứng đầu nhằm duy trì sự ổn định của đất nước, tình hình tại quốc gia Trung Á Kyrgyzstan vẫn hết sức bất ổn. Ngày 10-6, bạo động sắc tộc bắt đầu xảy ra giữa người Kyrgyzstan và Uzbekistan đã làm ít nhất 170 người thiệt mạng, hơn 1.760 người bị thương và hàng chục ngàn người phải di tản.

Lý Mạc Phù - Bước qua "lời nguyền"

Quyết định mới đây của Quốc hội Thụy Điển cho phép cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng lại 10 nhà máy điện nguyên tử là sự kiện lịch sử không chỉ trong chính sách năng lượng, mà còn cả trong lịch sử nghị viện ở đất nước này. Cách đây đúng 30 năm, cũng chính cơ quan lập pháp, lập hiến của Thụy Điển đã quyết định cho tới năm 2010 sẽ chấm dứt hoàn toàn hoạt động của cả 10 nhà máy điện hạt nhân trên lãnh thổ Thụy Điển. Quyết định ấy dựa trên kết quả một cuộc trưng cầu dân ý về sử dụng năng lượng hạt nhân ở Thụy Điển, và chịu tác động mạnh mẽ của những vụ tai nạn xảy ra trong một số nhà máy điện hạt nhân trên thế giới. Thụy Điển trở thành quốc gia đi đầu trên thế giới trong quá trình dần từ bỏ sử dụng năng lượng hạt nhân.

*** Văn hóa - xã hội

Nguyễn Văn Sơn - Chế độ đa thê có quay lại Mông Cổ?

Một vợ một chồng là vấn đề được luật pháp hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận. Mông Cổ không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, một bộ phận thuộc giới truyền thông nước này lại lên tiếng cổ súy cho cái gọi là “mặt tốt của hôn nhân một chồng nhiều vợ”. Thậm chí, có người còn kiến nghị cơ quan lập pháp nước này thông qua điều luật cho phép đàn ông có quyền đa thê.

*** Văn học - nghệ thuật

Mỹ An - Thành Long vui sướng vì được… khổ hạnh

Bộ phim “The Karate Kid” được Hãng Sony làm lại từ bộ phim nổi tiếng cùng tên năm 1984, với sự góp mặt của ngôi sao võ thuật Thành Long và cậu con trai cưng của diễn viên Will Smith, đã trở thành hiện tượng khi thu về đến 60 triệu USD trong ba ngày công chiếu. Trong khi đó, chi phí làm phim chỉ có 40 triệu USD. Tin tức tốt lành khác chính là sự “hể hả”… vì được đóng vai khắc khổ của người trong cuộc. “Tôi rất vui sướng khi nhận vai võ sư Han. Nó giống như một sự xả hơi bởi lâu quá rồi tôi không được… vào vai nghiêm túc”, Thành Long tâm sự.

*** Nhân vật với lịch sử

Chung Long - Joseph Pulitzer – nhà báo nổi tiếng thế giới

Sinh ra để làm báo và cống hiến toàn bộ cuộc đời cho sự nghiệp báo chí, đồng thời cũng là người đặt nền móng đầu tiên xây dựng hệ thống đào tạo báo chí bậc đại học ở Mỹ, ông chính là Joseph Pulitzer - “cha đẻ” của Giải thưởng Pulitzer danh giá nhất về báo chí và văn học Mỹ.

*** Tuần trong 5 phút

- Việt Nam

- Thế giới