Mục tiêu lớn nhất hiện nay không phải là lợi nhuận tuyệt đối, mà là đảm bảo an sinh xã hội cho người dân
Đó là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân tại cuộc họp với các sở, ngành, các tổng công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh và triển khai các biện pháp kiềm chế lạm phát chiều ngày 22-5. Mặc dù tình hình giá cả các mặt hàng thiết yếu trên thế giới tăng cao nhưng nhìn tổng thể, kinh tế của Thành phố 5 tháng đầu năm 2008 vẫn trên đà tăng trưởng khá. Doanh thu và lợi nhuận của các tổng công ty, doanh nghiệp đều đạt và vượt ở mức cao so với kế hoạch đã đề ra.Giá trị sản xuất công nghiệp tăng đến 13,7% so cùng kỳ năm 2007; xuất khẩu tiếp tục tăng trên 12%, dịch vụ tăng 19,4%... Thu ngân sách trong 5 tháng đầu năm đã đạt gần 52.000 tỉ đồng, đạt hơn 50% so với kế hoạch tổng thu ngân sách 98.000 tỉ đồng năm 2008 .
Báo cáo của các tổng công ty nông nghiệp, công nghiệp, dệt may, in ấn… cho thấy doanh thu của các tổng công ty cũng có mức tăng trưởng khá, công ăn việc làm cho người lao động tương đối ổn định.
Tuy nhiên, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh chung hiện nay. Lãi suất ngân hàng tăng nhưng các doanh nghiệp vẫn rất khó vay vốn sản xuất. Giá cả đầu vào tăng cao, đặc biệt giá nguyên vật liệu xây dựng tăng nhanh và đang trở nên khan hiếm, làm cho việc đầu tư các dự án mới có chiều hướng chựng lại. Không ít doanh nghiệp đã phải tính đến việc điều chỉnh lợi nhuận trong thời điểm này, mặt khác, để giữ người lao động, các công ty đều phải tìm biện pháp tăng thu nhập nhằm đảm bảo cuộc sống cho công nhân trong cơn “bão giá”.
Từ thực tế đó, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các sở, ngành, các doanh nghiệp phải thực hiện triệt để các biện pháp kiềm chế giá để đảm bảo các mặt hàng thiết yếu, lương thực, thực phẩm, tập trung đẩy mạnh công tác dự báo và thông tin về giá, khả năng cung cầu và báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân Thành phố; tạo nguồn hàng bằng cách liên kết với các đối tác để canh tác, gây dựng con giống, nhằm cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, mở rộng mạng lưới cửa hàng bán lẻ trên toàn địa bàn thành phố. Tăng cường giám sát đối với các mặt hàng thiết yếu và triển khai việc ghi giá trên từng bao bì sản phẩm. Đối với ngành ngân hàng phải xem xét, tháo gỡ ngay vấn đề về vốn, ưu tiên cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Đánh giá đúng bản chất của vấn đề, Chủ tịch Lê Hoàng Quân nhận xét, kết quả đạt được trong 5 tháng đầu năm chưa phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vì số lượng nguyên liệu nhập khẩu dự trữ từ cuối năm 2007 còn khá lớn. Những tháng tiếp theo, tình hình kinh tế vẫn đứng trước nhiều khó khăn, sẽ có những biến động phức tạp, các nguyên liệu nhập khẩu đa số đều có mức giá cao hơn, sẽ tác động rất lớn đến việc đảm bảo giá hàng hóa trên thị trường. Từ thực tế đó, nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải chủ động phối hợp với các ngân hàng để tạo nguồn vốn, nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
Kết luận tại buổi làm việc, Chủ tịch Lê Hoàng Quân nhấn mạnh: Mục tiêu lớn nhất của chúng ta hiện nay không phải là lợi nhuận tuyệt đối, mà chính là vấn đề phải đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa trên thị trường. Trong quá trình hoạt động, khi có vướng mắc, các doanh nghiệp cần báo cáo ngay với lãnh đạo thành phố để giải quyết kịp thời, nhằm đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội trong những tháng còn lại của năm 2008./.
Quốc hội tiếp tục thảo luận dự án Luật Thi hành án dân sự  (24/05/2008)
Hoạt động của Tổng thống Ru-an-đa Pôn Ka-ga-mê tại Việt Nam  (23/05/2008)
Hoạt động của Tổng thống Ru-an-đa Pôn Ka-ga-mê tại Việt Nam  (23/05/2008)
Vài nét về đất nước Ru-an-đa  (23/05/2008)
Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở có thời hạn tại Việt Nam  (23/05/2008)
Liên hợp quốc và lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc  (23/05/2008)
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên