Xuất, nhập khẩu hàng hoá 3 tháng đầu năm 2009
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3-2009 ước tính đạt 4,7 tỉ USD, giảm 6,5% so với tháng trước và giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2009, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 13,5 tỉ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7,6 tỉ USD, tăng 40,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (trừ dầu thô) đạt 4,5 tỉ USD, giảm 13%. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu quý I/2009 tăng chủ yếu do tái xuất vàng 2,3 tỉ USD (Nếu không tính lượng vàng xuất khẩu thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu quý I/2009 đạt 11,2 tỉ USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước).
Trong quý I/2009, một số mặt hàng nông sản vẫn đạt mức xuất khẩu tăng cao so với quý I/2008 như: Gạo đạt 1,7 triệu tấn, tăng 71,3% và kim ngạch đạt 785 triệu USD, tăng 76,2%; hạt tiêu tăng 64,5% về lượng và tăng 15,5% về kim ngạch; chè tăng 10,2% về lượng và tăng 10,5% về kim ngạch; rau quả tăng 2,6% về kim ngạch; cà phê tuy giảm 7,1 về kim ngạch do giá giảm nhưng tăng 21,4% về lượng. Ngoài các mặt hàng nông sản, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu khác đều có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó hàng dệt may đạt 1,9 tỉ USD, giảm 0,1%; giày dép đạt 915 triệu USD, giảm 10,8%; thủy sản đạt 714 triệu USD, giảm 10,4%; cà phê đạt 634 triệu USD, giảm 7,1%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 527 triệu USD, giảm 22,9%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 496 triệu USD, giảm 12,8%; than đá đạt 262 triệu USD, giảm 1,4%; dầu thô tuy đạt 4,3 triệu tấn, tăng 22,4% về lượng nhưng kim ngạch chỉ đạt 1,4 tỉ USD, giảm 45,5% do giá bình quân giảm 55%.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 3-2009 ước tính đạt 4,3 tỉ USD, tăng 2,7% so với tháng trước và giảm 46,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung kim ngạch hàng hóa nhập khẩu quý I/2009 ước tính đạt 11,8 tỉ USD, giảm 45% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 7,5 tỉ USD, giảm 50,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4,3 tỉ USD, giảm 32,4%.
Kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng trong quý I/2009 đều giảm so với cùng kỳ năm trước do cả lượng và giá nhập khẩu đều giảm. Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng quý I/2009 đạt 2,4 tỉ USD, giảm 30,2% so với cùng kỳ năm trước; xăng dầu giảm 17,7% về lượng và giảm 60,2% về kim ngạch; sắt thép giảm 65% về lượng và giảm 71% về kim ngạch; phân bón giảm 16,5% về lượng và giảm 33,8% về kim ngạch; sợi dệt giảm 7,2% về lượng và giảm 28,7% về kim ngạch; ô tô nguyên chiếc giảm 71,2% về lượng và giảm 72,4% về kim ngạch; xe máy nguyên chiếc giảm 50,7% về lượng và giảm 34,7% về kim ngạch.
Xuất siêu tháng 3-2009 ước tính 400 triệu USD, bằng 8,5% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Tính chung quý I/2009, xuất siêu 1,6 tỉ USD, bằng 12,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (nếu loại trừ kim ngạch tái xuất vàng thì quý I/2009 nhập siêu 640 triệu USD, bằng 5,7% tổng kim ngạch xuất khẩu)./.
Vốn đầu tư quý I/2009 ước đạt 116,3 nghìn tỉ đồng  (09/04/2009)
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2009 ước tính tăng 3,1%  (09/04/2009)
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ quý I/2009  (09/04/2009)
Tổng doanh thu bưu chính, viễn thông 3 tháng đầu năm tăng 33,3%  (09/04/2009)
Thu chi ngân sách nhà nước 3 tháng đầu năm 2009  (09/04/2009)
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản  (09/04/2009)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển