Cuộc đấu tranh chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực văn hóa hiện nay
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời cũng diễn ra sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc, bởi vì kinh tế cũng là văn hóa và văn hóa là mục tiêu cuối cùng của mọi quá trình kinh tế. Vấn đề đặt ra là, làm sao hội nhập kinh tế thành công đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, với sự chọn lọc, tiếp thu những giá trị mới, tinh hoa mới trên thế giới, nhưng lại vẫn giữ gìn và phát triển được bản sắc văn hóa độc đáo và quý giá của dân tộc Việt Nam? Câu hỏi đó trở nên có ý nghĩa hơn khi tiến trình hội nhập kinh tế, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta đang trở thành hiện thực. Vì vậy, nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc, chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực văn hóa càng cần được quan tâm, coi trọng đúng mức hơn nữa trong quá trình hội nhập.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định: Phải “làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân”. Có nghĩa là xây dựng chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh vững chắc, quan hệ đối ngoại mở rộng, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội thì cũng phải tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa; chống suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống; ngăn chặn tệ nạn xã hội, tội phạm, ngăn ngừa văn hóa phản động, độc hại, chống những hiện tượng phản văn hóa, phi văn hóa. Có như vậy chúng ta mới có được sự phát triển lành mạnh, phát triển lâu bền.
Cuốn sách gồm 4 phần:
I- Tổng quan về văn hóa.
II- Toàn cầu hóa và vấn đề văn hóa.
III- Diễn biến hòa bình trên lĩnh vực văn hóa của các lực lượng thù địch đối với Việt Nam hiện nay.
IV- Biện pháp chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực văn hóa hiện nay.
Xuất nhập khẩu hàng hóa  (05/04/2007)
Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quý I năm 2007  (05/04/2007)
Sản xuất công nghiệp  (05/04/2007)
Vốn đầu tư  (05/04/2007)
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản  (05/04/2007)
Thương mại, giá cả và dịch vụ  (05/04/2007)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển