Nagorny Karabakh nóng trở lại trong tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan
Bộ Quốc phòng Armenia thông báo rằng dọc đường giới tuyến tại khu vực Nagorny Karabakh đã xảy ra xung đột nghiêm trọng giữa quân đội Azerbaijan và các tay súng tại vùng lãnh thổ này. Trong đêm 01 rạng sáng 02-4, quân đội Azerbaijan đã không kích và tấn công bằng đại bác về phía các tay súng thuộc vùng lãnh thổ Nagorny Karabakh. Bộ Quốc phòng Armenia cũng tuyên bố đang chờ đợi phản ứng từ Nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) về vấn đề Nagorny Karabakh (gồm Nga, Pháp và Mỹ) nhằm kiểm soát tình hình và ngăn chặn các hành động xung đột quy mô lớn tại khu vực tranh chấp này.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho rằng lực lượng vũ trang Armenia đã dồn dập nã pháo hạng nặng vào các vị trí của quân đội Azerbaijan ở dọc đường giới tuyến ở vùng lãnh thổ Nagorny Karabakh và các điểm dân cư gần đó. Ngay sau đó, lực lượng vũ trang Azerbaijan đã nhanh chóng có hành động đáp trả.
Bắt đầu nổ ra từ đêm 01-4, các trận giao tranh mới giữa Amernia và Azerbaijan vẫn tiếp diễn trong ngày 02-4 dù trước đó nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, đồng Chủ tịch Nhóm Minsk thuộc OSCE... đã kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức.
Cả Azerbaijan và Armenia đều cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn dọc đường giới tuyến tại khu vực tranh chấp Nagorny Karabakh. Phía Armenia khẳng định là lực lượng Azerbaidjan đã mở cuộc tấn công ồ ạt ở biên giới Nagorny Karabakh, huy động xe tăng, đại pháo và phi cơ trực thăng. Nhưng phía Azerbaidjan đã bác bỏ thông tin nói trên khẳng định chỉ đáp trả một cuộc tấn công từ phía Armenia.
Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết phía Azerbaijan đã nắm quyền kiểm soát một số điểm cao cũng như điểm dân cư chiến lược ở Nagorny Karabakh và đã có các hành động đáp trả. Theo Bộ Quốc phòng Azerbaijan, trong các cuộc giao tranh, nước này đã "phá hủy 6 xe tăng, 15 pháo và thiết bị tăng cường của lực lượng vũ trang Armenia, giết và làm bị thương hơn 100 binh sĩ Armenia". Còn theo hãng tin AFP, Azerbaijan cho biết các lực lượng của Armenia đã giết hại 12 binh sĩ của nước này trong cuộc giao tranh tại khu vực tranh chấp Nagorny Karabakh.
Trong khi đó, Armenia bác bỏ những thông tin trên và cho biết binh lính Azerbaijan đã bị đẩy trở lại vị trí ban đầu và hứng chịu tổn thất lớn.
Tranh chấp tại Nagorny Karabakh vốn âm ỷ từ lâu
Nagorny Karabakh là vùng có đa số dân là người Armenia, bị sát nhập vào Azerbaidjan từ thời Liên Xô cũ.
Vào đầu thập niên 1990, lực lượng người Armenia, với sự yểm trợ của chính quyền Erevan, đã kiểm soát được vùng này, sau một cuộc chiến khiến 30.000 người thiệt mạng và hàng trăm ngàn người phải chạy lánh nạn, chủ yếu là người Azerbaidjan. Chiến tranh đã chấp dứt với lệnh ngưng bắn năm 1994, nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề của vùng lãnh thổ này.
Sau cuộc chiến năm 1994, Nagorny Karabakh đã tuyên bố tự trị với sự hậu thuẫn to lớn về tài chính và quân sự từ chính quyền Armenia. Các nỗ lực nhằm đạt được một giải pháp lâu dài cho cả hai bên đều chưa đạt kết quả, bất chấp những nỗ lực trung gian do Pháp, Nga và Mỹ đứng đầu.
Phản ứng nhanh chóng của cộng đồng quốc tế
Ý thức rõ hiểm họa xung đột tại đây có thể leo thang thành chiến tranh giữa hai nước, gây bất ổn tình hình khu vực và thế giới, ngay sau khi giao tranh diễn ra tại khu vực tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan, cộng đồng quốc tế đã có những phản ứng nhanh chóng, lên án việc bùng phát giao tranh và kêu gọi các bên ngừng bắn.
Người phát ngôn Điện Kremlin (Crem-li) Dmitry Peskov (Đmi-tơ ri Pê-xcốp) cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) đã kêu gọi các bên lập tức ngừng bắn và kiềm chế để chấm dứt cuộc giao tranh dọc đường giới tuyến ở khu vực Nagorny Karabakh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova (Ma-ri-a Da-kha-rô-va) cũng cho biết Nga đang tiến hành tham vấn với các nước đồng chủ tịch Nhóm Minsk về tình hình Nagorny Karabakh. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Nga đã có cuộc điện đàm với những người đồng cấp Armenia và Azerbaijan về những diễn biến mới này, kêu gọi các bên chấm dứt bạo lực tại Nagornyi Karabakh.
Ngày 02-4, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết quốc gia này lên án mạnh mẽ những cuộc giao tranh ác liệt đang diễn ra tại khu vực Nagorny Karabakh giữa lực lượng hai nước Azerbaidjan và Armenia, khiến ít nhất 30 người thiệt mạng. Trong một tuyên bố mới đưa ra, ông Kerry kêu gọi các bên kiềm chế tránh gây căng thẳng leo thang, đồng thời cho biết Mỹ và Nga kêu gọi hai bên giao tranh ngừng bắn "ngay lập tức."
Theo đó, Nga và Mỹ yêu cầu các bên ngay lập tức tham gia các cuộc đàm phán dưới sự bảo trợ của đồng Chủ tịch Nhóm Minsk thuộc Tổ chức Anh ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) (gồm Nga, Pháp và Mỹ) để tìm ra giải pháp toàn diện cho cuộc xung đột này.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng bày tỏ quan ngại trước những diễn biến mới tại Nagorny Karabakh. Ông cũng kêu gọi các bên liên quan ngay lập tức ngừng các hoạt động giao tranh, tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn và tuân thủ các bước đi cần thiết để ổn định tình hình.
Cùng ngày 02-4, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier (Phranh Van-tơ Xtai-mai-ơ), người hiện nay đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu, tuyên bố các hành động giao tranh tại khu vực tranh chấp Nagorny Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan cần phải chấm dứt sớm nhất có thể. Ông kêu gọi các bên xung đột nhanh chóng ngừng các hành động tấn công lẫn nhau và tôn trọng hoàn toàn lệnh ngừng bắn. Theo ông, cuộc xung đột này không thể giải quyết bằng hành động quân sự, các bên cần thể hiện ý chí chính trị để trở lại đàm phán trong khuôn khổ Nhóm Minsk.
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) Nicolai Bordyuzha (Ni-cô-lai Bo-diu-gia) tuyên bố cuộc xung đột tại khu vực tranh chấp Nagorny Karabakh "không thể giải quyết bằng biện pháp quân sự và cần phải giải quyết bằng con đường đàm phán trong khuôn khổ cơ chế quốc tế".
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev (In-ham A-li-ép), Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko (A-lếch-xan-đơ Lu-ca-sen-cô) đã thể hiện sự quan ngại về tình hình đang diễn ra tại vùng lãnh thổ Nagorny Karabakh.
Trong tuyên bố chung công bố cùng ngày, đồng Chủ tịch Nhóm Minsk thuộc OSCE (gồm Nga, Pháp và Mỹ) cũng đã thảo luận về tình hình đang diễn ra tại vùng lãnh thổ Nagorny Karabakh và kêu gọi các bên ngừng bắn. Nhóm Minsk đồng thời thể hiện quan ngại sâu sắc về việc các bên đã vi phạm thỏa thuận ngừng bắn quy mô lớn tại đường giới tuyến ở khu vực tranh chấp. Nhóm Minsk cũng kêu gọi các bên giao tranh ngừng bắn và sử dụng mọi biện pháp cần thiết để ổn định tình hình, cho rằng giải quyết xung đột bằng con đường hòa binh là cách giải quyết duy nhất.
Dự kiến, đồng chủ tịch Nhóm Minsk sẽ thảo luận tình hình xung quanh vấn đề Nagorny Karabakh tại Vienna (Áo) trong tuần tới. Tại cuộc họp lần này sẽ có sự tham gia của Chủ tịch luân phiên OSCE, hiện nay là Ngoại trưởng Đức Steinmeier.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini (Phê-đê-ri-ca Mô-ghe-ri-ni) đã kêu gọi các bên liên quan tại Nagorny Karabakh tuân thủ lệnh ngừng bắn, chấm dứt các hành động vũ trang.
Nguy cơ một cuộc chiến tranh giữa Azerbaijan và Armenia tại Nagorny Karabakh
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Đại sứ Azerbaijan tại Nga, ông Polad Bulbuloglu (Pô-lan Bun-bu-lô-glu) ngày 02-4 tuyên bố nước này đã sẵn sàng cho một giải pháp quân sự đối với tình hình ở khu vực Nagorny Karabakh. Tuyên bố này được đưa ra giữa lúc Liên hợp quốc, Nga, Mỹ và nhiều nước khác kêu gọi Azerbaijan và Armenia ngừng ngay các cuộc xung đột và chấm dứt leo thang quân sự.
Truyền thông Nga dẫn lời ông Bulbuloglu lập luận rằng suốt 22 năm qua, các nỗ lực giải quyết tranh chấp tại Nagorny Karabakh giữa Azerbaidjan và Armenia không đem lại kết quả dù theo ông này "Azerbaijan sẵn sàng giải quyết vấn đề theo cách hòa bình".
Đại sứ Polad Bulbuloglu tuyên bố "chúng tôi sẽ giải quyết bằng con đường quân sự". Theo ông Bulbuloglu, thỏa hiệp của Azerbaijan là quân đội Armenia phải rời khỏi vùng lãnh thổ tranh chấp. Sau đó, nguyên thủ quốc gia hai nước sẽ đàm phán thảo luận việc hai dân tộc cùng chung sống trên khu vực Nagorny Karabakh.
Trong diễn biến khác có liên quan, tại họp Hội đồng An ninh quốc gia Armenia ngày 02-4, Tổng thống nước này, ông Serzh Sargsyan đã đề xuất soạn thảo Hiệp định hỗ trợ quân sự song phương với Cộng hòa Nagorny Karabakh (NKR) tự xưng. Theo ông, văn kiện này sẽ được trình lên Quốc hội xem xét./.
Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân: hợp tác bảo đảm an ninh quốc tế  (02/04/2016)
Nga có thể bán hệ thống an ninh toàn diện cho Ấn Độ  (02/04/2016)
Khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng CELAC tại Cộng hòa Dominicana  (02/04/2016)
Tiếp tục bỏ phiếu kín miễn nhiệm một số chức danh của Quốc hội  (02/04/2016)
Tiểu sử tóm tắt của tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang  (02/04/2016)
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm