Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng và phòng tuyến hợp tác cạnh tranh kinh tế quốc tế - từ thực tiễn Quảng Ninh
TCCSĐT - Ngày 28-12-2015, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Hội thảo khoa học - thực tiễn với chủ đề “Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng và phòng tuyến hợp tác cạnh tranh kinh tế quốc tế - từ thực tiễn Quảng Ninh”.
Toàn cảnh Hội thảo
Đến dự Hội thảo có các đồng chí: Vũ Khoan, Nguyên Phó Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Hà Đăng, Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh; Bùi Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an… và nhiều đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan. Đồng chí Vũ Văn Phúc, PGS, TS. Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, đồng chí Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh và đồng chí Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ đồng chủ trì Hội thảo.
PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản
đọc đề dẫn Hội thảo
Hội thảo đã tập trung thảo luận một số nội dung chủ yếu như sau:
Một là, mối quan hệ giữa hội nhập quốc tế với củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, phòng tuyến hợp tác cạnh tranh hội nhập quốc tế; phương hướng, nhiệm vụ để tăng cường tính đồng bộ, thống nhất trong quy hoạch lộ trình hội nhập kinh tế và bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.
Hai là, mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế và hội nhập quốc phòng; quan điểm và giải pháp kết hợp hội nhập kinh tế và hội nhập quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia. Những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra, những kiến nghị, giải pháp.
Ba là, mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và giữ vững quốc phòng - an ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Các giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với củng cố quốc phòng an ninh trên từng địa bàn lãnh thổ ngay từ công tác quy hoạch, lập kế hoạch.
Bốn là, xây dựng thế trận lòng dân để bảo đảm hội nhập kinh tế gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền lãnh thổ. Những giải pháp xây dựng “thế trận lòng dân” để bảo đảm hội nhập kinh tế gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền, khơi dậy và phát huy chính trị - tinh thần của mọi lực lượng, của các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong một “thế trận” hội nhập kinh tế và thế trận quốc phòng an ninh chung; tăng cường an ninh nội địa, đập tan âm mưu kích động, chia rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, xuyên tạc lịch sử.
Đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
phát biểu tại Hội thảo
Hội thảo nhất trí đánh giá chủ quyền là vấn đề hết sức thiêng liêng, môi trường hòa bình, ổn định là nhân tố quan trọng để phát triển và tập trung thảo luận về những biện pháp để có thể giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo vệ chủ quyền lãnh thổ với giữ vững môi trường hòa bình ổn định để phát triển kinh tế.
Hội thảo cũng tập trung thảo luận về thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc giải quyết mối quan hệ kinh tế - quốc phòng và hội nhập quốc tế ở Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung. Những lợi thế, thách thức và kinh nghiệm của Quảng Ninh trong xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng và phòng tuyến hợp tác cạnh tranh kinh tế quốc tế. Trong nội dung này, phải xét đến những yếu tố đặc biệt của Quảng Ninh, bởi Quảng Ninh có những đặc thù so với cả nước, và ngay trong tỉnh cũng có những đặc trưng riêng giữa các vùng, tùy từng thời gian, thời điểm cụ thể lại có những sự khác nhau… Phải xác định rõ các vấn đề như tác động về mặt chính trị; an ninh về biên giới; an ninh nội bộ; những vấn đề về kinh tế; các vấn đề về xã hội, tội phạm xuyên biên giới và an ninh mạng… Đặc biệt phải chú ý đến một yếu tố then chốt là xây dựng cho được “thế trận lòng dân”, mà muốn làm được như vậy phải tạo ra sự tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội, phải áp dụng một nền kinh tế hỗn hợp là kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nhà nước phải có những biện pháp hữu hiệu để thu hút đầu tư, điều tiết, phân hóa giàu nghèo bằng cách giúp người lao động tìm được việc làm, bởi nếu tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng sẽ tiềm ẩn những bất lợi, nguy cơ lớn về an ninh…
Với gần 70 bài tham luận gửi tới Ban Tổ chức và nhiều ý kiến phát biểu tại Hội thảo, những nội dung của Hội thảo sẽ được chắt lọc, xã hội hóa, vận dụng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần thiết thực vào xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng và phòng tuyến hợp tác cạnh tranh kinh tế quốc tế của Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung, đồng thời tiếp tục góp phần vào quá trình tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn sau gần 30 năm đổi mới./.
Cần tiến tới thống nhất sử dụng một hệ thống tiêm chủng  (28/12/2015)
Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương  (28/12/2015)
Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội năm 2015  (28/12/2015)
Khánh thành Khu truyền thống cách mạng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định  (27/12/2015)
Thúc đẩy niềm tin chính trị giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc  (27/12/2015)
Giám sát có định lượng sẽ đạt hiệu quả cao  (27/12/2015)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay