Hội thảo khoa học - thực tiễn: “Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng và phòng tuyến hợp tác cạnh tranh kinh tế quốc tế - từ thực tiễn Quảng Ninh”
TCCSĐT - Nhằm góp phần tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn về việc xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng và phòng tuyến hợp tác cạnh tranh kinh tế quốc tế, ngày 28-12-2015, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Ninh sẽ tổ chức Hội thảo khoa học - thực tiễn, với chủ đề “Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng và phòng tuyến hợp tác cạnh tranh kinh tế quốc tế - từ thực tiễn Quảng Ninh”.
Với gần 70 bài tham luận gửi tới Ban Tổ chức, Hội thảo sẽ tập trung thảo luận 6 nhóm nội dung chủ yếu sau:
Một là, mối quan hệ giữa hội nhập quốc tế với củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, phòng tuyến hợp tác cạnh tranh hội nhập quốc tế. Làm thế nào để tăng cường tính đồng bộ, thống nhất trong quy hoạch lộ trình hội nhập kinh tế và bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia?
Hai là, mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế và hội nhập quốc phòng; quan điểm và giải pháp kết hợp hội nhập kinh tế và hội nhập quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia. Những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra, những kiến nghị, giải pháp.
Ba là, mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và giữ vững quốc phòng - an ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Các giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với củng cố quốc phòng an ninh trên từng địa bàn lãnh thổ ngay từ công tác quy hoạch, lập kế hoạch.
Bốn là, xây dựng thế trận lòng dân để bảo đảm hội nhập kinh tế gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền lãnh thổ. Những giải pháp xây dựng “thế trận lòng dân” để bảo đảm hội nhập kinh tế gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền, khơi dậy và phát huy chính trị - tinh thần của mọi lực lượng, của các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong một “thế trận” hội nhập kinh tế và thế trận quốc phòng an ninh chung; tăng cường an ninh nội địa, đập tan âm mưu kích động, chia rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, xuyên tạc lịch sử.
Năm là, chủ quyền là thiêng liêng, môi trường hòa bình, ổn định là nhân tố quan trọng. Làm thế nào để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo vệ chủ quyền lãnh thổ với giữ vững môi trường hòa bình ổn định để phát triển kinh tế.
Sáu là, thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc giải quyết mối quan hệ kinh tế - quốc phòng và hội nhập quốc tế ở Quảng Ninh. Những lợi thế, thách thức và kinh nghiệm của Quảng Ninh trong xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng và phòng tuyến hợp tác cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Những nội dung của Hội thảo sẽ được chắt lọc, xã hội hóa, vận dụng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần thiết thực vào xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng và phòng tuyến hợp tác cạnh tranh kinh tế quốc tế, đồng thời tiếp tục góp phần vào quá trình tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn sau gần 30 năm đổi mới./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Ngành Kiểm sát nhân dân cần đổi mới để đáp ứng sự tin cậy và mong đợi của nhân dân  (25/12/2015)
Tháo gỡ “điểm nghẽn” nguồn nhân lực cho đồng bằng sông Cửu Long  (25/12/2015)
Chính thức phát điện Tổ máy số 1 nhà máy thủy điện Lai Châu  (25/12/2015)
Liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc  (25/12/2015)
Việt Nam và Lào tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tư pháp  (24/12/2015)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam