Triển khai hiệu quả công tác kiểm soát dân số vùng biển đảo tại một số địa phương
14:14, ngày 26-12-2014
TCCSĐT - Sau gần 5 năm triển khai Đề án kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển trên địa bàn cả nước (còn gọi là Đề án 52) đã góp phần kiểm soát quy mô dân số, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng như nâng cao chất lượng dân số tại địa phương.
Khánh Hòa là tỉnh đã triển khai tốt đề án nâng cao chất lượng dân số khi sinh tại các vùng biển đảo và ven biển trong năm 2014. Cụ thể Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Khánh Hòa năm 2014 đã thực hiện sàng lọc trước sinh lần 1 và lần 2 cho gần 2.700 lượt người; Thực hiện 595 ca sàng lọc sơ sinh, phát hiện 20 ca thiếu men G6PD. Chi cục cũng đã tư vấn cho các gia đình, phối hợp công ty sinh học Bionet tiến hành chẩn đoán đột biến gen G6PD cho 14 trường hợp, xác định mức độ bệnh lý của trẻ. Trong năm, 8 Câu lạc bộ tư vấn tiền hôn nhân tại các phường/xã đã tổ chức 96 buổi sinh hoạt định kỳ, gần 1.500 lượt người tham dự các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới, hạn chế tình trạng sinh con bị dị tật cho các cặp vợ chồng chuẩn bị kết hôn. Tư vấn khám sức khỏe cho trên 300 lượt nam, nữ thanh niên. Các Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình các huyện, thị xã, thành phố thực hiện đề án đã tổ chức truyền thông 13 lượt, truyền thông nhóm 448 lần cho trên 10.500 lượt người, tư vấn tại hộ gia đình gần 30.000 lượt phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, tư vấn trực tiếp 14.770 lượt khách hàng tại điểm cung cấp dịch vụ, 141 lần nói chuyện chuyên đề có gần 4.800 người tham dự. Các huyện đã làm mới 08 panô, 286 ápphích, tổ chức phát thanh, truyền thanh gần 3.200 lượt, phân phát 24.000 tài liệu các loại.
Ngoài ra, Chi cục đã phối hợp UBND thành phố Cam Ranh, Trung tâm Y tế thành phố Cam ranh, Ban quân dân y, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức hoạt động truyền thông và cung cấp dịch vụ cho người dân tại xã đảo Cam Lập – Tp. Cam Ranh. Chi cục đã phối hợp với các đơn vị y tế trong ngành tổ chức nhiều lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông, tư vấn, quản lý đối tượng sàng lọc trước sinh và sơ sinh; tập huấn quy trình, kỹ thuật lấy máu gót chân cho cán bộ y tế xã, Đội dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tuyến huyện. Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình tại 5/5 huyện triển khai đã thực hiện được 12.200 lượt khám thai, 37.800 khám phụ khoa, 20.300 lượt điều trị phụ khoa, soi tươi và xét nghiệm tế bào âm đạo 1.800 ca; cung cấp viên thuốc tránh thai cho gần 19.700 người, bao cao su 18.000 người, đặt dụng cụ tử cung 2.200 người, tiêm thuốc tránh thai 2.200 người; triệt sản 122 người và cấy tránh thai 110 người. Chi cục có khuyến nghị Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2015 cần đầu tư thêm nguồn lực đặc biệt cho những xã đảo, xã ven biển có điều kiện khó khăn để mở rộng và duy trì tốt mô hình lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình đến người dân ngày càng tốt hơn.
Đức Phổ là một trong những địa phương được triển khai Đề án 52 tại tỉnh Quảng Ngãi. 2 năm trở lại đây, mặc dù nguồn kinh phí được tài trợ bị cắt giảm nhưng địa phương vẫn hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tính đến cuối tháng 10, hoạt động khám chữa bệnh toàn huyện với số người thực hiện đình sản đạt 152% kế hoạch, dụng cụ tử cung đạt 127%, thuốc tiêm tránh thai đạt 173%, thuốc cấy tránh thai đạt 62,5%, thuốc uống tránh thai đạt 85,4%, số người sử dụng bao cao su đạt 120%. Trung tâm còn kết hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng triển khai và tổ chức thực hiện dịch vụ KHHGĐ tại các xã, thị trấn đợt I và II/2014, qua đó đã khám bệnh phụ khoa cho 1.607 ca, trong đó phát hiện bệnh cho 884 ca (chiếm 55,01%); tiến hành xét nghiệm cho 374 ca (chiếm 23,27%); siêu âm cho 95 ca (chiếm 5,91%). Trong năm 2014, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 16,09%, mức giảm tỷ suất sinh 0,13‰, tỷ số giới tính khi sinh với 104 bé trai/100 bé gái, số con trung bình 2,02 con. Trong quá trình triển khai, cùng với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân và hai đồn biên phòng 300, 304 tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông, vận động về chăm sóc SKSS/KHHGĐ, góp phần đem lại kết quả chung.
Hậu Lộc là một trong 7 địa phương của Thanh Hóa được triển khai Đề án 52. Quán triệt việc thực hiện theo kế hoạch, lãnh đạo Trung tâm Dân số huyện đã chỉ đạo các xã, các ban ngành thành viên tuyến xã, lãnh đạo các thôn xóm do Trưởng ban chỉ đạo công tác DS - KHHGĐ xã là Chủ tịch xã hoặc Phó Chủ tịch xã chủ trì công tác dân số. Qua việc thực hiện đợt 1 năm nay, tỷ suất sinh của các xã thực hiện Đề án là 8,48‰. Trong đó, việc thực hiện đặt vòng tránh thai 68 ca/1.014 ca, đạt 8,2% kế hoạch năm. Thuốc tiêm tránh thai đạt 29% kế hoạch năm. Số người sử dụng bao cao su đạt 34% kế hoạch năm, sử dụng thuốc uống tránh thai đạt 29% kế hoạch năm. Huyện cũng thực hiện 290 lần phát thanh, 22 buổi nói chuyện chuyên đề, gắn 10 panô khẩu hiệu mới. Đã có 504 phụ nữ được khám thai và 234 người được cấp viên sắt.
Huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) từ năm 2009 đến nay, Đề án 52 đã được thực hiện tại 9 xã của huyện; sau 5 năm thực hiện, đã góp phần thay đổi nhận thức của đối tượng tham gia, đặc biệt là chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ… Nhớ lại những ngày đầu thực hiện Đề án, nhiều chị em phụ nữ còn ngại ngùng và không hưởng ứng khi Đề án triển khai. Nhưng cho đến nay, thấy được lợi ích và hiệu quả, mọi người đã tham gia nhiệt tình và kết hợp với cán bộ thực hiện tích cực. Đề án với những chiến dịch lồng ghép tuyên truyền, đã giúp các chị em biết sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả, góp phần hạn chế tỷ lệ sinh con thứ 3 của nhiều người…Công tác tham mưu thực hiện Đề án được quán triệt tại các cấp, từ cấp huyện đến cơ sở. Qua 9 tháng thực hiện, tỷ lệ các cặp vợ chồng thực hiện triệt sản đạt 35%, đặt vòng tránh thai trên 60%, thuốc viên tránh thai đạt 99%, thuốc cấy tránh thai 12,5%, thuốc tiêm tránh thai 69%, sử dụng bao cao su đạt 123%. Đồng thời tuyên truyền nhóm tại khu công nghiệp có đối tượng khó tiếp cận tại xã Phước Hưng 3 cuộc với 150 người dự. Trong đợt I thực hiện chiến dịch, Trung tâm đã tổ chức khám và điều trị bệnh viêm nhiễm đường sinh sản cho phụ nữ và tư vấn tại điểm cung cấp dịch vụ các xã. Hầu hết các xã đều đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch.
Có thể thấy, Đề án 52 đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về công tác dân số. Người dân trong các vùng biển đảo và ven biển đã được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đồng bộ và hiệu quả./.
Ngoài ra, Chi cục đã phối hợp UBND thành phố Cam Ranh, Trung tâm Y tế thành phố Cam ranh, Ban quân dân y, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức hoạt động truyền thông và cung cấp dịch vụ cho người dân tại xã đảo Cam Lập – Tp. Cam Ranh. Chi cục đã phối hợp với các đơn vị y tế trong ngành tổ chức nhiều lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông, tư vấn, quản lý đối tượng sàng lọc trước sinh và sơ sinh; tập huấn quy trình, kỹ thuật lấy máu gót chân cho cán bộ y tế xã, Đội dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tuyến huyện. Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình tại 5/5 huyện triển khai đã thực hiện được 12.200 lượt khám thai, 37.800 khám phụ khoa, 20.300 lượt điều trị phụ khoa, soi tươi và xét nghiệm tế bào âm đạo 1.800 ca; cung cấp viên thuốc tránh thai cho gần 19.700 người, bao cao su 18.000 người, đặt dụng cụ tử cung 2.200 người, tiêm thuốc tránh thai 2.200 người; triệt sản 122 người và cấy tránh thai 110 người. Chi cục có khuyến nghị Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2015 cần đầu tư thêm nguồn lực đặc biệt cho những xã đảo, xã ven biển có điều kiện khó khăn để mở rộng và duy trì tốt mô hình lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình đến người dân ngày càng tốt hơn.
Đức Phổ là một trong những địa phương được triển khai Đề án 52 tại tỉnh Quảng Ngãi. 2 năm trở lại đây, mặc dù nguồn kinh phí được tài trợ bị cắt giảm nhưng địa phương vẫn hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tính đến cuối tháng 10, hoạt động khám chữa bệnh toàn huyện với số người thực hiện đình sản đạt 152% kế hoạch, dụng cụ tử cung đạt 127%, thuốc tiêm tránh thai đạt 173%, thuốc cấy tránh thai đạt 62,5%, thuốc uống tránh thai đạt 85,4%, số người sử dụng bao cao su đạt 120%. Trung tâm còn kết hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng triển khai và tổ chức thực hiện dịch vụ KHHGĐ tại các xã, thị trấn đợt I và II/2014, qua đó đã khám bệnh phụ khoa cho 1.607 ca, trong đó phát hiện bệnh cho 884 ca (chiếm 55,01%); tiến hành xét nghiệm cho 374 ca (chiếm 23,27%); siêu âm cho 95 ca (chiếm 5,91%). Trong năm 2014, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 16,09%, mức giảm tỷ suất sinh 0,13‰, tỷ số giới tính khi sinh với 104 bé trai/100 bé gái, số con trung bình 2,02 con. Trong quá trình triển khai, cùng với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân và hai đồn biên phòng 300, 304 tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông, vận động về chăm sóc SKSS/KHHGĐ, góp phần đem lại kết quả chung.
Hậu Lộc là một trong 7 địa phương của Thanh Hóa được triển khai Đề án 52. Quán triệt việc thực hiện theo kế hoạch, lãnh đạo Trung tâm Dân số huyện đã chỉ đạo các xã, các ban ngành thành viên tuyến xã, lãnh đạo các thôn xóm do Trưởng ban chỉ đạo công tác DS - KHHGĐ xã là Chủ tịch xã hoặc Phó Chủ tịch xã chủ trì công tác dân số. Qua việc thực hiện đợt 1 năm nay, tỷ suất sinh của các xã thực hiện Đề án là 8,48‰. Trong đó, việc thực hiện đặt vòng tránh thai 68 ca/1.014 ca, đạt 8,2% kế hoạch năm. Thuốc tiêm tránh thai đạt 29% kế hoạch năm. Số người sử dụng bao cao su đạt 34% kế hoạch năm, sử dụng thuốc uống tránh thai đạt 29% kế hoạch năm. Huyện cũng thực hiện 290 lần phát thanh, 22 buổi nói chuyện chuyên đề, gắn 10 panô khẩu hiệu mới. Đã có 504 phụ nữ được khám thai và 234 người được cấp viên sắt.
Huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) từ năm 2009 đến nay, Đề án 52 đã được thực hiện tại 9 xã của huyện; sau 5 năm thực hiện, đã góp phần thay đổi nhận thức của đối tượng tham gia, đặc biệt là chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ… Nhớ lại những ngày đầu thực hiện Đề án, nhiều chị em phụ nữ còn ngại ngùng và không hưởng ứng khi Đề án triển khai. Nhưng cho đến nay, thấy được lợi ích và hiệu quả, mọi người đã tham gia nhiệt tình và kết hợp với cán bộ thực hiện tích cực. Đề án với những chiến dịch lồng ghép tuyên truyền, đã giúp các chị em biết sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả, góp phần hạn chế tỷ lệ sinh con thứ 3 của nhiều người…Công tác tham mưu thực hiện Đề án được quán triệt tại các cấp, từ cấp huyện đến cơ sở. Qua 9 tháng thực hiện, tỷ lệ các cặp vợ chồng thực hiện triệt sản đạt 35%, đặt vòng tránh thai trên 60%, thuốc viên tránh thai đạt 99%, thuốc cấy tránh thai 12,5%, thuốc tiêm tránh thai 69%, sử dụng bao cao su đạt 123%. Đồng thời tuyên truyền nhóm tại khu công nghiệp có đối tượng khó tiếp cận tại xã Phước Hưng 3 cuộc với 150 người dự. Trong đợt I thực hiện chiến dịch, Trung tâm đã tổ chức khám và điều trị bệnh viêm nhiễm đường sinh sản cho phụ nữ và tư vấn tại điểm cung cấp dịch vụ các xã. Hầu hết các xã đều đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch.
Có thể thấy, Đề án 52 đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về công tác dân số. Người dân trong các vùng biển đảo và ven biển đã được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đồng bộ và hiệu quả./.
Khởi công chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt tại Bắc Lào  (25/12/2014)
Bộ Công Thương kết nối thủ tục hành chính vào cơ chế một cửa quốc gia  (25/12/2014)
Cải cách thủ tục hành chính là trách nhiệm của tất cả bộ, ngành  (25/12/2014)
Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Đảng đoàn Quốc hội  (25/12/2014)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm