Đánh giá tổng quan dự án Luật Hộ tịch
23:14, ngày 19-03-2014
TCCSĐT - Ngày 19-3-2014, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đồng tổ chức Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất năm 2014: “Đánh giá tổng quan Dự án Luật Hộ tịch dưới góc độ quyền con người”. Diễn đàn được tổ chức trong khuôn khổ dự án hợp tác giữa Việt Nam và UNDP “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam”.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên và Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam Lu-i-dơ Cham-bơ-ri-ên (Louise Chamberiain) đồng chủ trì Diễn đàn. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Văn Tiên và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Kim Hồng tham dự Diễn đàn.
Diễn đàn còn thu hút sự tham gia của các đại biểu đến từ Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Quốc hội; đại diện một số bộ, ngành ở trung ương, một số viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Sở Tư pháp, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Hội Liên hiệp phụ nữ một số tỉnh, thành phố; đại diện các cơ quan ngoại giao, lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ và các chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp. Đây là sự kiện quan trọng để đại diện Chính phủ và các đối tác phát triển thảo luận về những ưu tiên chủ chốt trong chương trình cải cách pháp luật và tư pháp ở Việt Nam.
Dự án Luật Hộ tịch được xây dựng với mục tiêu tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất, lâu dài cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch ở Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, nhằm thúc đẩy quyền con người, quyền công dân, tạo thuận lợi cho người dân thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch, tăng cường quản lý dân cư trong tình hình mới.
Các nội dung cơ bản của dự án Luật Hộ tịch bao gồm:
Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh và nội dung đăng ký hộ tịch: Dự thảo Luật Hộ tịch chủ yếu quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký các sự kiện hộ tịch, gồm những sự kiện cơ bản từ khi sinh ra đến khi chết để xác định tình trạng thân nhân của một người (như khai sinh, kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, khai tử…).
Thứ hai, quy định về số định danh cá nhân: Dự thảo Luật quy định có tính nguyên tắc về số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên được lập nhằm mã hóa những thông tin cơ bản của cá nhân trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Số định danh được cấp cho mỗi cá nhân để đáp ứng yêu cầu tra cứu thông tin, phục vụ lợi ích của cá nhân và công tác quản lý nhà nước.
Thứ ba, đổi mới về phương thức yêu cầu đăng ký hộ tịch: Ưu thế của số định danh cá nhân sẽ mở ra cơ hội cho người dân có quyền lựa chọn phương thức tối ưu nhất để thực hiện yêu cầu đăng ký hộ tịch. Cá nhân chỉ cần thông báo số định danh khi làm thủ tục, không cần xuất trình giấy tờ.
Thứ tư, giao Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký toàn bộ các việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài (là những việc thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tư pháp hiện nay): Việc phân cấp nhằm tạo cơ hội phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo của chính quyền địa phương; tạo hành lang pháp lý nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cơ quan trung ương và ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tiến tới mục tiêu lâu dài là phân cấp triệt để thẩm quyền đăng ký hộ tịch cho chính quyền cơ sở khi điều kiện cho phép.
Thứ năm, thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực hộ tịch theo hướng cắt giảm mạnh các giấy tờ cá nhân: Cùng với việc quy định về số định danh cá nhân, xây dựng phần mềm ứng dụng trong đăng ký, quản lý hộ tịch, dự thảo Luật có những quy định mang tính cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính, nhằm đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch (từ 46 thủ tục hiện hành xuống còn 25 thủ tục), đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, bảo đảm đơn giản, thuận lợi, tiết kiệm chi phí xã hội.
Đại diện Bộ Tư pháp đánh giá thực trạng thi hành pháp luật liên quan đến hộ tịch, tổng quan về mục tiêu, quan điểm xây dựng và nội dung dự án Luật Hộ tịch dưới góc độ quyền con người; vấn đề đơn giản hóa thủ tục hành chính và giấy tờ công dân trong dự án Luật Hộ tịch; đại diện Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tham gia ý kiến đối với các vấn đề có liên quan đến dự án Luật này. Cùng với các luật gia Việt Nam, đại diện của cơ quan Liên hợp quốc đã bình luận bổ sung về dự án Luật trong mối quan hệ với các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Hoàng Thế Liên nhấn mạnh: “Với sự gắn kết giữa công tác hộ tịch và việc bảo đảm các quyền thân nhân của cá nhân, trong bối cảnh quyền con người, quyền công dân tiếp tục được đề cao trong Hiến pháp năm 2013 mới được ban hành, việc đánh giá dự án Luật Hộ tịch dưới góc độ quyền con người như chủ đề của Diễn đàn lần này là hết sức cần thiết và hữu ích”. Thứ trưởng Hoàng Thế Liên cho biết, hộ tịch là việc đăng ký và quản lý các sự kiện thân nhân của mỗi cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết, như: sinh, kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ, thay đổi hộ tịch, tử… Các sự kiện này có liên quan trực tiếp và chặt chẽ với các thân nhân của cá nhân (quyền công dân) vì vậy việc đăng ký hộ tịch tạo cơ sở pháp lý để người dân hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời tạo cơ sở để Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp đó.
Bà L. Cham-bơ-ri-ên hoan nghênh đề xuất cắt giảm gần một nửa thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch và bày tỏ hy vọng rằng những cải cách này sẽ giúp người dân có được dịch vụ tốt hơn. Bà L. Cham-bơ-ri-ên nêu rõ: “Thách thức chính là bảo đảm sự thống nhất trong Luật về các nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt, đặc biệt là các nguyên tắc liên quan đến hôn nhân, các mối quan hệ trên thực tế, quyền trẻ em, quyền của người lao động di cư và các nhóm khác, như người đồng tính nữ, đồng tính nam, chuyển giới và lưỡng tính”.
Bà Sô-cô I-si-ca-oa (Shoko Ishikawa), Trưởng đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, nhấn mạnh: “Tổ chức Phụ nữ Liên hợp quốc (UN Women) và UNDP hoan nghênh cơ hội được tiếp tục đóng góp vào quá trình tham vấn đối với dự thảo Luật Hộ tịch. Sau khi so sánh dự thảo lần này với các bản dự thảo trước, chúng tôi đánh giá cao Ban soạn thảo đã có những cải thiện tích cực bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong dự Luật. Chúng tôi hiểu rằng, Luật Hộ tịch nhằm mục tiêu đơn giản hóa thủ tục đăng ký hộ tịch, qua đó giúp giảm thủ tục hành chính đối với người dân. Dự Luật có thể tạo ra các thay đổi đáng kể, đồng thời tạo cơ hội để tăng cường tính nhất quán giữa các quy định pháp luật và thực thi pháp luật ở Việt Nam với pháp luật quốc tế và các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền”./.
Diễn đàn còn thu hút sự tham gia của các đại biểu đến từ Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Quốc hội; đại diện một số bộ, ngành ở trung ương, một số viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Sở Tư pháp, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Hội Liên hiệp phụ nữ một số tỉnh, thành phố; đại diện các cơ quan ngoại giao, lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ và các chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp. Đây là sự kiện quan trọng để đại diện Chính phủ và các đối tác phát triển thảo luận về những ưu tiên chủ chốt trong chương trình cải cách pháp luật và tư pháp ở Việt Nam.
Dự án Luật Hộ tịch được xây dựng với mục tiêu tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất, lâu dài cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch ở Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, nhằm thúc đẩy quyền con người, quyền công dân, tạo thuận lợi cho người dân thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch, tăng cường quản lý dân cư trong tình hình mới.
Các nội dung cơ bản của dự án Luật Hộ tịch bao gồm:
Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh và nội dung đăng ký hộ tịch: Dự thảo Luật Hộ tịch chủ yếu quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký các sự kiện hộ tịch, gồm những sự kiện cơ bản từ khi sinh ra đến khi chết để xác định tình trạng thân nhân của một người (như khai sinh, kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, khai tử…).
Thứ hai, quy định về số định danh cá nhân: Dự thảo Luật quy định có tính nguyên tắc về số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên được lập nhằm mã hóa những thông tin cơ bản của cá nhân trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Số định danh được cấp cho mỗi cá nhân để đáp ứng yêu cầu tra cứu thông tin, phục vụ lợi ích của cá nhân và công tác quản lý nhà nước.
Thứ ba, đổi mới về phương thức yêu cầu đăng ký hộ tịch: Ưu thế của số định danh cá nhân sẽ mở ra cơ hội cho người dân có quyền lựa chọn phương thức tối ưu nhất để thực hiện yêu cầu đăng ký hộ tịch. Cá nhân chỉ cần thông báo số định danh khi làm thủ tục, không cần xuất trình giấy tờ.
Thứ tư, giao Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký toàn bộ các việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài (là những việc thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tư pháp hiện nay): Việc phân cấp nhằm tạo cơ hội phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo của chính quyền địa phương; tạo hành lang pháp lý nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cơ quan trung ương và ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tiến tới mục tiêu lâu dài là phân cấp triệt để thẩm quyền đăng ký hộ tịch cho chính quyền cơ sở khi điều kiện cho phép.
Thứ năm, thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực hộ tịch theo hướng cắt giảm mạnh các giấy tờ cá nhân: Cùng với việc quy định về số định danh cá nhân, xây dựng phần mềm ứng dụng trong đăng ký, quản lý hộ tịch, dự thảo Luật có những quy định mang tính cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính, nhằm đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch (từ 46 thủ tục hiện hành xuống còn 25 thủ tục), đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, bảo đảm đơn giản, thuận lợi, tiết kiệm chi phí xã hội.
Đại diện Bộ Tư pháp đánh giá thực trạng thi hành pháp luật liên quan đến hộ tịch, tổng quan về mục tiêu, quan điểm xây dựng và nội dung dự án Luật Hộ tịch dưới góc độ quyền con người; vấn đề đơn giản hóa thủ tục hành chính và giấy tờ công dân trong dự án Luật Hộ tịch; đại diện Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tham gia ý kiến đối với các vấn đề có liên quan đến dự án Luật này. Cùng với các luật gia Việt Nam, đại diện của cơ quan Liên hợp quốc đã bình luận bổ sung về dự án Luật trong mối quan hệ với các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Hoàng Thế Liên nhấn mạnh: “Với sự gắn kết giữa công tác hộ tịch và việc bảo đảm các quyền thân nhân của cá nhân, trong bối cảnh quyền con người, quyền công dân tiếp tục được đề cao trong Hiến pháp năm 2013 mới được ban hành, việc đánh giá dự án Luật Hộ tịch dưới góc độ quyền con người như chủ đề của Diễn đàn lần này là hết sức cần thiết và hữu ích”. Thứ trưởng Hoàng Thế Liên cho biết, hộ tịch là việc đăng ký và quản lý các sự kiện thân nhân của mỗi cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết, như: sinh, kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ, thay đổi hộ tịch, tử… Các sự kiện này có liên quan trực tiếp và chặt chẽ với các thân nhân của cá nhân (quyền công dân) vì vậy việc đăng ký hộ tịch tạo cơ sở pháp lý để người dân hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời tạo cơ sở để Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp đó.
Bà L. Cham-bơ-ri-ên hoan nghênh đề xuất cắt giảm gần một nửa thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch và bày tỏ hy vọng rằng những cải cách này sẽ giúp người dân có được dịch vụ tốt hơn. Bà L. Cham-bơ-ri-ên nêu rõ: “Thách thức chính là bảo đảm sự thống nhất trong Luật về các nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt, đặc biệt là các nguyên tắc liên quan đến hôn nhân, các mối quan hệ trên thực tế, quyền trẻ em, quyền của người lao động di cư và các nhóm khác, như người đồng tính nữ, đồng tính nam, chuyển giới và lưỡng tính”.
Bà Sô-cô I-si-ca-oa (Shoko Ishikawa), Trưởng đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, nhấn mạnh: “Tổ chức Phụ nữ Liên hợp quốc (UN Women) và UNDP hoan nghênh cơ hội được tiếp tục đóng góp vào quá trình tham vấn đối với dự thảo Luật Hộ tịch. Sau khi so sánh dự thảo lần này với các bản dự thảo trước, chúng tôi đánh giá cao Ban soạn thảo đã có những cải thiện tích cực bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong dự Luật. Chúng tôi hiểu rằng, Luật Hộ tịch nhằm mục tiêu đơn giản hóa thủ tục đăng ký hộ tịch, qua đó giúp giảm thủ tục hành chính đối với người dân. Dự Luật có thể tạo ra các thay đổi đáng kể, đồng thời tạo cơ hội để tăng cường tính nhất quán giữa các quy định pháp luật và thực thi pháp luật ở Việt Nam với pháp luật quốc tế và các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền”./.
Nhìn lại toàn cảnh bất ổn Ukraine và điểm nóng Crimea  (19/03/2014)
Thái tử kế vị và Công nương Na Uy thăm chính thức Việt Nam  (19/03/2014)
Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế Việt Nam - Thụy Điển  (19/03/2014)
Chủ tịch Quốc hội hội kiến Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Thụy Sĩ  (19/03/2014)
Phúc lợi động vật với phát triển bền vững ở Việt Nam  (19/03/2014)
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh điện đàm vụ máy bay mất tích  (19/03/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên